- Khuôn mặt sắc cạnh, 24 tuổi, Hương Lan đã là mẹ của bé gái 4 tuổi. Biết tin cô cháu gái vừa là thủ khoa cả đầu vào, đầu ra ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội, ông nội gần như không cầm nổi nước mắt. Sau bao biến cố, tưởng như gục ngã, Hương Lan vẫn luôn là niềm tự hào của gia đình.
|
Hương Lan trong buổi nhận giải thưởng Sinh viên tiêu biểu xuất sắc toàn
quốc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010. (Ảnh:
nhân vật cung cấp). |
Vài phen lựa chọn...
Hồi phổ thông, Hương Lan từng đi thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học, đạt giải Nhì năm học lớp 9 và xác định thi vào khối A, ngành Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đạt học bổng của tổ chức S.O.S rồi ra Hà Nội học Trường THPT Hermann Gmeiner (Lan quê ở Thái Bình), khoảng thời gian ở cùng nhà dì ruột, cảm thấy mình hợp hơn khi theo khối D hợp hơn, cô bạn rẽ hướng.
Năm 2005, Hương Lan thi vào Trường Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) nhưng không đủ điểm đỗ, nộp NV2 vào Viện ĐH Mở Hà Nội. Học một thời gian chán, lại bỏ. Lúc này, mọi người cũng khuyên thi vào ĐH Sân khấu điện ảnh và theo ngành Diễn viên cải lương, theo nghề bố mẹ.
Hương Lan tâm sự: “Ban đầu, mình đăng ký vào ngành Biên kịch điện ảnh nhưng được khuyên thi sang ngành này vì điểm tuyển đầu vào không “căng”. Thêm nữa, phần nhiều cũng vì yêu thích cải lương, mê tiếng hát của bố mẹ, phần vì sợ trượt ĐH lần nữa nên mình quyết định thi”. Năm 2006, bạn là thủ khoa đầu vào ngành Diễn cải lương của trường với 24,5 điểm.
Không khỏi trăn trở trước sự mai một của nghệ thuật truyền thống nên dự định khi gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Lan muốn đề cập vấn đề muôn thuở là làm thế nào để nghệ thuật truyền thống thu thút được công chúng và mong muốn cải thiện đời sống khó khăn của người nghệ sĩ, để họ có thể sống bằng chính nghề của mình.
‘Nhìn qua thì thấy không mấy người có thể sống bằng chính môn nghệ thuật được học mà đều phải làm nghề tay trái, lấy tiền để nuôi đam mê, nhiều người thì đã bỏ hẳn bởi theo nghề vừa nghèo vừa khổ” – Lan nói.
|
Hương Lan (ở giữa) trong vai diễn Thị Trinh, vở “Bến nước Ngũ Bồ” với
nhiều cung bậc cảm xúc đan xen. Cùng với hai vai diễn khác là Thúy Kiều
và Hoạn Thư thành công đã giúp bạn xuất sắc giành 5 điểm 10 của các thầy
cô trong buổi thi tốt nghiệp cuối học kỳ. (Ảnh: nhân vật cung cấp). |
Gian nan làm mẹ sớm
Gương mặt sắc cạnh mà như Hương Lan thừa nhận: “Mình hợp với những vai dữ dằn, đa chiều hơn những vai hiền dịu, đặc biệt như vai Hoạn Thư đánh ghen trong Thúy Kiều chẳng hạn. Nhiều người nhận xét mình có đôi mắt dữ lắm (cười). Nhưng mình là thế, có thể lạnh lùng với những ai chưa quen song lại dễ gần, “buôn, tám” đủ thứ với bạn khi quen rồi”.
Thẳng tính, không ngại “hất cả cốc nước vào mặt ai” khi bị xúc phạm cô nàng “đanh đá” nói: “Không như vậy thì khó sống ở đời lắm”.
21 tuổi, Hương Lan đột ngột xin gia đình cho lấy chồng. Cô lý giải: “Anh ấy hơn con 2 tuổi, bố mẹ đều là người trí thức, bố anh mất sớm, bản thân cũng đang theo nghiệp nghệ thuật như con. Anh hiền, nhìn vào anh con tin anh ấy là người chồng tốt”.
Buồn nhưng không gây áp lực, đe nẹt hay chỉ trích “bố mẹ vẫn luôn là những người tuyệt vời nhất” khi đồng ý cho cô con gái cả lên xe hoa. Hương Lan xin bảo lưu kết quả 1 năm để chăm con. Rồi cuộc sống vợ chồng “cơm chẳng lành” khiến cô đã từng bế con về bên ngoại, ngày đi diễn gửi chú dì chăm giúp, rảnh về lại lao vào với con.
Những lần con ốm, có khi phải đi bệnh viện cấp cứu, mẹ trẻ một tay bế con, tay kia cầm ống truyền nước, nghĩ buồn muốn khóc. Đó lại là dịp thi cuối kỳ, ở với con đến 3h sáng, chợp mắt được một lát, 6h Hương Lan lại phải phóng xe tức tốc đến trường để kịp giờ thi. Mệt rã rời, thi hát xong 2 bài cô gần như gục xuống. Cô lại xin phép thầy cô cho về trước để chăm con ốm. Nhiều hôm mẹ vừa ôm con, vừa cầm sách học một mình, nước mắt Hương Lan dù cứ rơi lặng lẽ vì tủi thân.
Thời gian qua đi, vợ chồng làm lành, Hương Lan quay về sống ở gia đình nhà chồng. Mẹ chồng cũng từng “gợi ý” như “con có thể ở nhà lo chuyện gia đình”. Nhưng, là cô gái mạnh mẽ, nhất là không muốn sống dựa dẫm nên Hương Lan vẫn xin phép được học tiếp.
Vừa đi học, vừa phải chăm chồng con, vừa đi diễn ngoài (hát nhạc nhẹ ở các hội nghị, lễ khai trương,..) để lo thêm cho chuyện học hành, Hương Lan vẫn bền bỉ với công việc. Biết tin cô cháu gái vừa là thủ khoa đầu vào, đầu ra ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, ông nội gần như không cầm nổi nước mắt: “Vậy là ông không còn mong gì hơn nữa rồi”.
|
Hương Lan trong vai diễn Hoạn Thư, vở “Vương Thúy Kiều”. (Ảnh: nhân vật cung cấp). |
Những vai diễn cuộc đời
Trả lời câu hỏi “đâu là sức mạnh để học tốt như vậy?”, Hương Lan trải lòng: “Khi sống một mình, bạn lo nhiều cho bạn. Khi bạn có gia đình, lại có con, bạn biết rằng mình phải sống tốt cho nhiều người”.
Một điều thú vị được cô bạn tiết lộ là về buổi thi tốt nghiệp cuối kỳ của đời sinh viên: “Mình phải vào 3 vai: Thúy Kiều trong cảnh mở đầu mang tính cách e thẹn, duyên dáng; một trọn vẹn vai nhân vật Hoạn Thư; một là nhân Thị Trinh trong vở “Bến nước Ngũ Bồ” với nhiều cung bậc tình cảm phức tạp, giàu cảm xúc: có mất mát, đau thương nhưng cũng thật kiên cường, bât khuất. Thật tuyệt là cả 5 thầy cô giám khảo đều chấm cho mình 10 điểm”.
Yêu sớm, lấy chồng sớm nhưng Hương Lan nói không mong muốn các bạn trẻ học theo mình: “Còn nếu bạn có thể ở vào hoàn cảnh của mình thì mình chỉ muốn chia sẻ rằng: Điều sợ nhất là những người không biết sợ. Khi đó, người ta sẽ làm nhiều điều trái với lương tâm. Cái giúp mình đứng vững là vì biết sợ, biết quan tâm, sống vì người khác. Có trải qua nhiều khó khăn mình lại càng cảm thấy cần phải vững vàng, tự tin hơn trong cuộc sống này. Thế thôi”.
Trả lời câu hỏi “đâu là sức mạnh để học tốt như vậy?”, Hương Lan trải lòng: “Khi sống một mình, bạn lo nhiều cho bạn. Khi bạn có gia đình, lại có con, bạn biết rằng mình phải sống tốt cho nhiều người”.
Một điều thú vị được cô bạn tiết lộ là về buổi thi tốt nghiệp cuối kỳ của đời sinh viên: “Mình phải vào 3 vai: Thúy Kiều trong cảnh mở đầu mang tính cách e thẹn, duyên dáng; một trọn vẹn vai nhân vật Hoạn Thư; một là nhân Thị Trinh trong vở “Bến nước Ngũ Bồ” với nhiều cung bậc tình cảm phức tạp, giàu cảm xúc: có mất mát, đau thương nhưng cũng thật kiên cường, bât khuất. Thật tuyệt là cả 5 thầy cô giám khảo đều chấm cho mình 10 điểm”.
Yêu sớm, lấy chồng sớm nhưng Hương Lan nói không mong muốn các bạn trẻ học theo mình: “Còn nếu bạn có thể ở vào hoàn cảnh của mình thì mình chỉ muốn chia sẻ rằng: Điều sợ nhất là những người không biết sợ. Khi đó, người ta sẽ làm nhiều điều trái với lương tâm. Cái giúp mình đứng vững là vì biết sợ, biết quan tâm, sống vì người khác. Có trải qua nhiều khó khăn mình lại càng cảm thấy cần phải vững vàng, tự tin hơn trong cuộc sống này. Thế thôi”.
- Văn Chung
Một số thành tích của Vũ Thị Hương Lan, thủ khoa đầu ra ĐH Sân khấu điện
ảnh, chuyên ngành Diễn viên cải lương, quê gốc ở Thái Bình: - Điểm học tập toàn khóa: 8,98 - Xếp loại rèn luyện toàn khóa: xuất sắc - Đạt danh hiệu sinh viên giỏi, xuất sắc nhiều năm liền (từ 2007-2010). - Bằng khen của Trung ương Đoàn và Bộ GD-ĐT cho sinh viên tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác năm 2010. - Giải Nhất cuộc thi tài năng sinh viên Khoa Kịch hát dân tộc (2009-2010). - Giải Nhất cuộc thi tài năng SV Khoa Kiến thức cơ bản (2010-2011). - Tham gia tích cực các hoạt động do Đoàn trường tổ chức. |