Tất bật vào vụ mới

Làng đào Nhật Tân ngày 6 Tết, khung cảnh nhộn nhịp không thua kém đợt giáp Tết, tất cả các vườn đào đều tất bật với công việc làm đất và đưa đào về vườn. Thời điểm này, công việc chính của người dân là đi thu gom lại những gốc đào cho thuê vào đợt trước Tết, đưa về vườn tiếp tục chăm sóc.

Theo các chủ vườn thời tiết nắng ấm, hoa đào nở sớm, từ mùng 6 Tết nhiều khách đã gọi trả kể cả những gốc đào có giá thuê hàng trăm triệu. Sau khi đào về vườn sẽ được cắt, tỉa và chăm sóc theo đúng quy trình ngay, nếu không cây sẽ bị chết. 

{keywords}
Người dân làng đào Nhật Tân đang cắt tỉa cành, chuẩn bị vụ đào mới

Ông Nguyễn Văn Phúc (68 tuổi) chủ vườn đào Đức Phúc (là người đầu tiên thuê đất ở KĐT Ciputra để trồng đào) cho hay, năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân chủ yếu chơi cành đào. Theo ông Phúc, thứ nhất do kinh tế eo hẹp, thứ hai người dân hạn chế nếu mua gốc đào sẽ phải có nhiều người vận chuyển đến gia đình, người dân ngại tiếp xúc nhiều người, sẽ nảy sinh việc liên quan đến dịch COVID-19.

Nhìn vườn đào mà ông Phúc đang cắt tỉa có thể thấy năm nay lượng tiêu thụ gốc đào chỉ bằng phân nửa năm ngoái. Nhiều gốc đào đẹp trong khu vườn (360m2) của gia đình ông Phúc không thấy dấu đất đào lên. “Không bán được nhưng cũng phải cắt tỉa, di chuyển sang vị trí mới, bồi đất mới, đào mới phát triển tốt cho vụ tới”, ông Phúc nói.

Tay thoăn thoát cắt tỉa những cành đào chưa cưa bán, ông chủ vườn đào Hồng Ngọc (diện tích khoảng 2.000m2 ở Nhật Tân) cho hay, năm nay hơn 100 gốc đào cổ (giống hoa đào rừng 5 cánh) của gia đình cũng chỉ bán được phân nửa. Chủ yếu là khách hàng đến tận vườn hỏi mua. “Cũng như mọi năm, cứ nhắc đến đào rừng là người dân chỉ đến vườn. Năm nay dù thưa vắng khách nhưng gia đình không chặt mang ra đường bán.

Nếu mang ra dễ bị hiểu nhầm là đào rừng, phải dán tem rất phức tạp”, ông chủ vườn nói và cho biết thêm, năm nay gia đình thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Nói rồi chỉ sang vườn kế bên, ông Hồng Ngọc cho hay, đào gốc thu được giá nhưng mất nhiều công sức, chi phí mất đến 60% chưa kể công vận chuyển. Cụ thể, thuê 5 người và một xe bán tải đi gom đào mấy ngày này cũng khá tốn kém. Trung bình mỗi ngày đi gom được 5-7 chuyến (5 người mất khoảng 3 triệu tiền công/ngày).

Thu gom và “đấu giá” trên mạng xã hội

Mấy ngày nay, khu sinh thái Làng Việt Đầm Trành (ở quận Long Biên, Hà Nội) đăng thông tin lên facebook để xin các gốc đào đã qua sử dụng với mục đích gây dựng vườn đào phục vụ khách cho mùa đào năm sau. Ý tưởng này lập tức được nhiều người ủng hộ, đánh giá là rất nhân văn, tránh lãng phí nên nhiều người đã chụp ảnh, quyết định cho đào. Chủ khu sinh thái này cũng chu đáo xin địa chỉ, hẹn giờ thích hợp để xin các chủ đào “rước” cây đào về khu sinh thái.

Không chỉ cho tặng, các gốc đào sau Tết cũng đang được đưa lên mạng để giao dịch mua bán; tránh việc gặp gỡ trực tiếp để phòng ngừa Covid-19. Vài ngày qua, nhiều gia đình đã chụp ảnh trưng lên mạng xã hội để bán. Những hình này được các cá nhân đưa vào các diễn đàn như “Vườn đào Hà Nội”; “Hội chợ hoa đào Tết” để “chốt” giá. 

Tại các diễn đàn này, thay vì lên Sơn La, Lạng Sơn để thu gom các gốc đào gối vụ, năm nay, các chủ vườn đào lại lên mạng xã hội để mua. Các chủ vườn đào sẽ ra giá gốc đào và yêu cầu lên mạng, những nơi cung cấp sẽ thông tin, hình ảnh, những gốc đào đó rồi mua. Theo tìm hiểu, đa phần những gốc đào gối vụ có giá từ 300.000 đến 500.000 đồng được nhiều chủ vườn đặt mua.

Nhiều gốc đào đẹp trong khu vườn (360m2) của gia đình ông Phúc không thấy dấu đất đào lên. “Không bán được nhưng cũng phải cắt tỉa, di chuyển sang vị trí mới, bồi đất mới, đào mới phát triển tốt cho vụ tới”, ông Phúc nói.

(Theo Tiền Phong)