Mặc dù, trước đó Trung Quốc đã phát hiện virus H10N8 ở các loài chim hoang dã và chim nuôi, đây là báo cáo lần đầu tiên về virus cúm A (H10N8) phân lập từ bệnh nhân. Với những diễn biến của virus không thể đoán trước được, do vậy sự cảnh giác và giám sát chặt chẽ là điều rất cần thiết.
Bên cạnh Trung Quốc, các tài liệu hiện có đã ghi nhận sự có mặt của chủng virus từ các loài chim vào năm 1965 tại ít nhất 6 quốc gia gồm Ý, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Thụy Điển và Nhật Bản.
Trung Quốc đã phát hiện virus H10N8 ở các loài chim hoang dã và chim nuôi, đây là báo cáo lần đầu tiên về virus cúm A (H10N8) phân lập từ bệnh nhân. Ảnh Vĩnh Sang |
Người mắc týp virus cúm H10N7 đã được báo cáo trước đó từ Ai Cập và Úc. Tất cả những bệnh nhân này được biểu hiện với các dấu hiệu lâm sàng nhẹ và phục hồi.
Sự gia tăng hệ thống theo dõi giám sát các bệnh lý giống cúm (ILI_influenza-like illness) và nhiễm trùng hô hấp cấp nghiêm trọng (SARI_Severe acute respiratory infection)giám sát, thử nghiệm và dưới týpe của các mẫu dương tính với virus cúm A, đặc biệt ở Trung Quốc nó không phải là bất ngờ để bắt đầu phát hiện nhiễm ở người với các nhóm virus khác.
Cảnh báo virus cúm H10N8 dễ lây nhiễm sang người
Mặc dù giới chuyên gia Trung Quốc đã phát biểu với báo giới rằng nguy cơ lây lan từ người sang người của chủng cúm gia cầm mới virus H10N8 là thấp. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế cho rằng có khả năng sẽ thêm nhiều người bị nhiễm loại virus cúm gia cầm mới H10N8 do virus này đã biến đổi, dễ lây nhiễm sang người hơn. Từng có một phụ nữ 73 tuổi ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc được xác nhận là bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm loại virus này.
Giáo sư Trần Tắc thuộc Viện Nghiên cứu Sản phẩm Sinh học Thượng Hải cho biết virus H10N8, trước đó chỉ được tìm thấy trên các loài chim hoang dã, nay đã biến đổi với khả năng lây nhiễm sang người. Theo giáo sư Trần Tắc, có khả năng nhiều người sẽ bị nhiễm virus H10N8 trong tương lai.
Hành động đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới và những lời khuyên đối với sức khỏe cộng đồng
TCYTTG đã và luôn theo dõi chặt chẽ tình hình và chia sẻ thông tin dễ dàng với các nước thành viên thông qua các quy định thông tin y tế quốc tế. TCYTTG đang hợp tác với các đồng nghiệp thú y để xác định nguồn động vật có thể có của các virus và đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe.
·Tránh tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc chết. Tránh để trẻ em đến gần với gia cầm sống.
·Tránh chạm vào bất kỳ bề mặt nào có thể đã bị nhiễm phân gia cầm hoặc máu.
·Không ăn thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín hoàn toàn. Nấu thịt gia cầm để ở nhiệt độ 70°C ( cho đến khi thịt không màu hồng ở bên trong) và không để chạm giữa thịt nấu chín với thịt sống.
·Khử trùng dụng cụ nấu ăn tiếp xúc với thịt sống sạch sẽ trước khi sử dụng.
·Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi xử lý gia cầm, trong khi nấu ăn và trước khi ăn.
·Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
·TCYTTG không đưa ra bất kỳ biện pháp cụ thể được áp dụng cho du khách vào thời điểm này.
·Gia cầm, sản phẩm gia cầm (trứng) và thịt lợn có thể được tiêu thụ một cách an toàn miễn là chúng được nấu chín đúng cách và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến thức ăn thức ăn.
Minh Thu