Thói quen tưởng chừng vô thưởng vô phạt này của nhiều người khi đi đổ xăng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ cho ô tô.
Cách thức tiếp nhiên liệu cho xe hơi vô cùng quan trọng. Nếu lơ là, chiếc “xế cưng” của bạn có thể bị hư hỏng nghiêm trọng, thậm chí cháy nổ lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người xung quanh.
Một trong những thói quen nhiều người hay mắc phải đó là vẫn để động cơ ô tô hoạt động khi đổ thêm nhiên liệu. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Cần tắt động cơ trong khi đổ xăng. Ảnh minh họa |
Trong quá trình tiếp nhiên liệu cho ô tô, lượng xăng, dầu từ vòi bơm sẽ chiếm chỗ hơi xăng trong bình, vì vậy hơi xăng rất dễ thoát ra ngoài. Nếu động cơ ô tô lúc này vẫn hoạt động sẽ tiếp tục sinh nhiệt (do quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, không khí) rất dễ dẫn đến cháy nổ. Vì vậy, theo khuyến cáo của một số nhà sản xuất ô tô, trước khi đổ nhiên liệu, lái xe nên tắt động cơ để tránh nguy cơ cháy nổ.
Các trạm xăng dầu thường có biển báo cấm lửa. Vì vậy bên cạnh việc không hút thuốc, tài xế cũng không nên sử dụng điện thoại di động khi đang đỗ xăng, dầu cho xe. Điều này đã được cảnh báo nhưng thực tế tại Việt Nam một số tài xế vẫn chủ quan ngồi trong xe sử dụng điện thoại trong khi xe đang được tiếp nhiên liệu. Hành động này luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao vì khi sử dụng điện thoại di động, sóng điện thoại mạnh dễ dàng phát ra những tia lửa điện gây hỏa hoạn.
Người tiêu dùng cũng cần lưu ý không đổ đầy, xăng không có chỗ thông hơi, tạo sức ép, làm mất đi độ an toàn khi lái xe. |
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần lưu ý không đổ đầy, xăng không có chỗ thông hơi, tạo sức ép, làm mất đi độ an toàn khi lái xe. Đồng thời khi đổ xăng, lưu ý không cho nhân viên để dụng cụ bơm sát vào thành bình, gây ma sát tạo ra tĩnh điện làm cháy nổ.
Hoặc khi vừa bơm xăng xong, nhân viên thường đập vòi vào thành, việc này cũng có thể tạo ra sự ma sát, phóng tĩnh điện, gây mất an toàn. Tốt nhất nên rút vòi ra từ từ và nhấc cao đầu vòi. Lưu tâm đến việc đóng nắp bình đúng cách và chắc chắn.
(Theo cafeauto)
Đổ xăng E5, xe để lâu không chạy có gây hậu quả gì không?
Đây là câu hỏi của một lái xe taxi gửi đến buổi Tọa đàm về nhiên liệu ethanol.
Vì sao có thể đổ xăng nhiều hơn dung tích bình nhà sản xuất công bố?
Sự việc một chiếc ôtô Honda tại Hà Nội có thể đổ quá tới hơn 10 lít nhiên liệu so với dung tích bình xăng được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ về tính chính xác và độ tin cậy...
Tài xế quỵt 900.000 đồng tiền đổ xăng: 'Hành động như cướp'
Sau khi đổ gần 900.000 đồng tiền xăng, tài xế ôtô 4 chỗ không xuống trả tiền mà bất ngờ phóng đi mất.
Đổ xăng vào ô tô chạy dầu gây hậu quả thế nào?
Việc nhầm lẫn khi đổ thêm nhiên liệu cho xe ô tô đòi hỏi phải xử lý bình tĩnh, dứt khoát và đặc biệt cẩn thận để không tái phạm.
Đổ xăng vào lúc nào có lợi nhất?
Đổ xăng buổi sáng, đổ xăng vào mùa đông được nhiều hơn so với khi trời nắng nóng, bởi khi đó, thể tích xăng co lại, có lợi cho người mua... Liệu quan niệm này có chính xác?
Mẹo đi đổ xăng vừa tiết kiệm tiền vừa được lời xăng
Những mẹo dưới đây sẽ vừa giúp bạn mua xăng được “lời”, lại không bị dính các chiêu trò “móc túi" của các trạm xăng.
Những thói quen tai hại khiến bạn bị ‘lừa đẹp’ khi đổ xăng
Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” dưới đây lại chính là cơ hội giúp nhiều cây xăng thực hiện thành công hành vi gian lận khi đổ xăng.