Các nước khác nhau trên thế giới luôn có những thói quen mua và sử dụng ôtô khác biệt. Có thể xe cỡ nhỏ bán chạy tại Nhật Bản, nhưng đối với người Mỹ, những chiếc SUV và bán tải gầm cao mới đủ sức thu hút.

Tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách giúp lái xe không mệt mỏi

Ô tô 7 chỗ tầm giá hơn 1 tỷ đồng, chọn xe nào?

Với từng quốc gia khác nhau, cách sử dụng ôtô của họ sẽ có sự khác biệt, dù xu hướng phát triển xe trên thế giới có thay đổi ra sao.

{keywords}
Các nước trên thế giới có thói quen mua và sử dụng ôtô khác nhau.

Australia: Ưa chuộng dòng bán tải ute độc đáo

{keywords}
 

Nhiều thập kỷ qua, Australia vẫn tự hào là quốc gia sản xuất ute duy nhất. Ute là mẫu bán tải được thiết kế dựa trên khung gầm xe con, giúp cho cảm giác thoải mái khi ngồi bên trong và hiệu quả hơn so với các mẫu bán tải dựa trên khung gầm xe tải. 

Ute được thiết kế, chế tạo và bán độc quyền tại Australia. Tuy nhiên, phân khúc xe này đã kết thúc khi nhà sản xuất duy nhất của Australia - Holden - bị GM mua lại năm 2017, các mẫu xe ute biến mất do "khẩu vị" khách hàng đã thay đổi, cùng với giá nhập khẩu xe đã rẻ hơn và giá xe xuất khẩu lại đắt.

Bahrain: Luật lệ giao thông khắt khe nhất thế giới

{keywords}
 

Bahrain là đất nước thực thi luật giao thông khắt khe nhất thế giới. Ví dụ, chỉ cần vượt đèn đỏ, lái xe có thể bị phạt tới 6 tháng tù giam cộng thêm với một khoản tiền phạt. Vượt tốc độ quá 30% so với giới hạn có thể phải ngồi tù từ 1 đến 3 tháng. Mỗi trường hợp phải vào tù đều kèm theo các khoản phạt tiền.

Brazil: Đa số các xe chạy bằng Ethanol

{keywords}
 

Brazil chủ yếu sử dụng Ethanol làm từ mía đường. Ethanol được sử dụng phổ biến trên ôtô ở đây từ những năm 1970, và đến 2018, Brazil đã quy định xăng bán ra phải chứa ít nhất 25% Ethanol. Một số xe thậm chí chỉ chạy bằng Ethanol đơn thuần, nhưng đa số các xe ở đất nước Nam Mỹ này có thể linh hoạt sử dụng nhiên liệu Ethanol, xăng hoặc bất kỳ cách pha trộn nào giữa hai loại này.

Trung Quốc: Đất nước sản xuất xe lớn nhất thế giới, khách hàng không thích mùi xe mới

{keywords}
 

Đây là quốc gia sản xuất ôtô lớn nhất thế giới trong năm 2017. Trung Quốc đã cho ra thị trường 29.015.434 chiếc xe du lịch và thương mại; nhiều hơn Mỹ, Nhật và Đức gộp lại. 

Tuy nhiên, khách hàng Trung Quốc có vẻ không thích mua những chiếc xe mới vì chúng có mùi khó chịu. Vì vậy, các hãng ôtô phải tốn thêm thời gian để loại mùi đó khỏi xe trước khi bán ra thị trường nước này. 

Pháp: Xe Diesel cực kỳ phổ biến

{keywords}
 

Theo thông kê từ chính phủ, 61,6% trong số 39 triệu chiếc xe cả mới và cũ được đăng kiểm tại Pháp đầu năm 2017 sử dụng dầu Diesel. Con số đó còn kém so với năm 2015 với 62,4%. Do đó,dù đang chết dần tại châu Âu, nhưng ôtô Diesel sẽ vẫn "sống tốt" tại "đất nước có tháp Eiffel này".

Đức: Khách hàng vẫn yêu kiểu dáng xe wagon

{keywords}
 

Dù có các tên gọi khác nhau theo từng hãng như: Touring, Variant, Avan, Combi...nhưng khách hàng Đức vẫn sẽ mua các mẫu xe này. Đức là đất nước cuối cùng còn ưa chuộng kiểu dáng xe này dù các mẫu SUV và crossover đang dần chiếm thị phần lớn trên thế giới.

Có tới 21% xe mới được sản xuất tại Đức năm 2002 là xe wagon. Số lượng đó giảm nhẹ xuống còn 19% vào năm 2017, theo JATO. 

Nhật Bản: Những người lái xe nhỏ có đặc quyền

{keywords}
 

Các quy định về xe cỡ nhỏ kei car ở Nhật Bản được đặt ra vào năm 1949 để giải quyết vấn đề nghiêm trọng: thiếu không gian trên đường. Để đảm bảo tình trạng xe kei car, chiếc xe này cần phải giảm kích thước, trọng lượng và động cơ theo quy định quốc gia. Do đó, chúng khá nhỏ và không quá mạnh mẽ, rất tốt cho đất nước như Nhật Bản với giới hạn tốc độ khá thấp, nhưng đa dạng về kiểu dáng như xe van, off-road, coupe, và mui trần.

Mông Cổ: Đường phố có cả ôtô tay lái ở bên phải và bên trái

{keywords}
 

Người Mông Cổ lái xe bên phải đường, nhưng có gầm 48% số xe được đăng kiểm ở Mông Cổ đặt tay lái ở bên phải (ngược lại so với bình thường). Lý do là vì nhiều chiếc xe được nhập khẩu từ các thị trường lái xe bên tay trái như Nhật Bản và Hồng Kông.

Nga: Xe Đức thống trị đường phố Moscow

{keywords}
 

Số lượng xe sang đi lại trên đường phố ở thủ đô Nga rất đông đúc. Tại nhiều khu vực của thành phố, có nhiều xe Đức (như Mercedes-Benz và BMW) hơn các mẫu xe Lada của Nga.

Thụy Điển: Các thiếu niên 15 tuổi được phép lái xe bán tải tự chế

{keywords}
 

Volvo chưa bao giờ định hình mẫu xe 240 của mình là một mẫu bán tải, nhưng có hàng trăm chiếc xe loại này được cắt gọt thành hai chỗ ngồi và thùng hàng phía sau chạy quanh Thụy Điển. Chúng được phân loại là máy kéo theo luật của đất nước này và bất kỳ ai trên 15 tuổi đều được phép lái một chiếc.

Anh: Khách hàng có nhu cầu cao với xe hatchback thể thao

{keywords}
 

Phân khúc xe hot hatch (hatchback thể thao) bắt đầu phổ biến từ những năm 1980. Vào năm 1983, gần 1/3 số xe Volkswagen Golf được bán ở Anh là phiên bản GTI hot hatch. Dù loại xe này đã hết "hot" từ lâu nhưng khách hàng tại Anh vẫn tiếp tục đổ tiền vào các loại xe này.

Mỹ: 3 mẫu xe bán chạy nhất là bán tải

{keywords}
 

Người Mỹ cực kỳ yêu thích các dòng xe bán tải. Năm 2017, 3 mẫu xe đứng đầu danh sách bán chạy nhất là các mẫu bán tải: Ford F-Series (896.762 chiếc), Chevrolet Silverado (585.864 chiếc) và các xe bán tải của Ram (500.723 chiếc). Các mẫu F-Series như xe hạng nhẹ F-150 và xe bán tải cỡ lớn như F-250 đã dẫn đầu danh sách bán hàng 41 năm qua.

Sự phổ biến của xe bán tải tại Mỹ đồng hành cùng với sự phát triển của kinh tế và đặc biệt là ngành xây dựng và năng lượng. Giá nhiên liệu tại Mỹ cũng khá rẻ so với các thị trường khác, khoảng 2,56 USD mỗi gallon (1 gallon xấp xỉ 3,8 lít).

(Theo Autocar/ Tiền phong)

Chiêm ngưỡng Rolls-Royce Cullinan, ô tô SUV siêu sang

Chiêm ngưỡng Rolls-Royce Cullinan, ô tô SUV siêu sang

Với Cullinan, liệu Rolls-Royce có tiếp tục thống trị phân khúc SUV siêu sang như đã làm với phân khúc Sedan.

Ô tô tầm giá 400 triệu đồng: Chọn mua xe nào?

Ô tô tầm giá 400 triệu đồng: Chọn mua xe nào?

Trong tầm giá 400 triệu đồng hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều sự lựa chọn cho việc mua ô tô mới.