Ngồi ngẫm lại quảng thời gian gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi rắn hổ mang cực độc, ông Vũ Mạnh Hùng (thôn 4, xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), tâm sự, mấy năm gần đây, việc xuất bán rắn và trứng rắn sang thị trường Trung Quốc được đẩy mạnh, có phần thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Ngoài bán trứng rắn, rắn thương phẩm của người dân trong xã, Vĩnh Sơn giờ đây còn là trung tâm thu mua trứng rắn từ khắp các làng rắn ở miền Bắc.

Đến mùa sắn sinh sản của rắn, kéo dài từ tháng 5 tới 6 âm lịch, trứng rắn từ các tỉnh như: Hà Nam, Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang,... lại đổ dồn về Vĩnh Sơn. Từ đó, các chủ hộ thu mua phân thành loại 1, loại 2, loại 3, rồi ngồi soi từng quả, loại bỏ quả không phôi sau đó đóng thùng xuất bán cho thương lái Trung Quốc.

Trước kia xuất bán khó, giá cả cũng bấp bênh lúc cao lúc thấp. Nhưng thời kỳ đen tối khiến bản thân ông và những người nuôi rắn cảm thấy khó khăn nhất chính là vào năm 2004.

{keywords}
Năm 2013, Trung Quốc đóng cửa biên giới vì đại dịch mang tên SARS, người dân làng rắn Vĩnh Sơn gặp khó khăn, nhiều người phải đem rắn độc thả về rừng

Ông kể, ở Việt Nam mình ít người biết ăn thịt rắn, một số người biết ăn thì mua về ăn một lần và có khi 10 năm sau mới ăn lại món đặc sản này. Nhưng bên Trung Quốc thì khác hoàn toàn. Rắn là con vật cực kỳ được ưa chuộng. Họ biết được công dụng của rắn trong việc chữa được nhiều bệnh khác nhau nên chế biến thành đủ món, từ rượu rắn, cao rắn, bột rắn cho tới cháo rắn, súp rắn, thịt rắn chiên xào,...

Người dân Trung Quốc ăn thịt rắn thường xuyên, do đó rắn là món ăn phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn. Thậm chí, ra chợ cũng có thể mua được thịt rắn về ăn một cách dễ ràng.

Song, vào năm 2003, đại dịch mang tên SARS ập đến. Đó là Hội chứng viêm đường hô hấp cấp do virus coronavirus gây ra. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh năm 2002 là người Trung Quốc. Trong khoảng thời gian rất ngắn dịch lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường hàng không. Khoảng 8.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh và 800 người tử vong. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm đều bị viêm phổi và lây nhiễm do tiếp xúc với chất dịch như đờm, nước mũi, nước bọt từ người bệnh. Dịch bệnh này khiến thế giới khiếp sợ.

{keywords}
Sau khủng hoảng, mọi người tiếp tục gắn bó với nghề nuôi rắn, bởi ngoài nuôi con rắn độc thì họ chẳng biết làm gì khác

Trung Quốc liền đóng cửa biên giới, người dân nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn bị ảnh hưởng nặng nề. Rắn không thể xuất bán đi đâu, bởi từ lúc nuôi rắn với quy mô nhỏ vài chục con cho tới khi nuôi nhiều vào năm 2003, rắn được xuất bán chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Có lẽ với người dân Vĩnh Sơn, đây chính là những ngày tháng đen tối nhất của con rắn và người nuôi rắn.

Ông Hùng nhớ lại, vì Trung Quốc không mua, rắn đến lứa xuất chuồng không biết bán đi đâu. Giá rắn rớt giá thê thảm, từ 1,2 triệu đồng/kg rắn thương phẩm năm 2003 giảm xuống chỉ còn 80.000 đồng/kg mà vẫn không bán được.

Quá khó khăn, một số hộ không cầm cự được đành đem chờ đêm tối mang rắn hổ mang thả lên rừng. Số khác đành bỏ cho rắn nhịn đói trong chuồng. Không cho rắn ăn trong một thời gian dài chúng cũng tự chết.

“Nhà tôi lúc đó may kiên trì giữ lại đàn rắn hổ mang, tránh được thua lỗ, song năm đó cũng không thu được đồng lãi nào. Thời điểm hiện tại, tôi nuôi 2.000 con rắn sinh sản, mỗi năm trừ đi chi phí cũng thu lãi vài trăm triệu đồng”, ông Hùng chia sẻ.

{keywords}
Đỉnh điểm năm 2007-2008, gần như 100% hộ dân trong xã làm nghề nuôi rắn hổ mang phì (ảnh: Dân Việt)

Theo lãnh đạo xã Vĩnh Sơn, năm 2003, không may gặp khủng hoảng vì đại dịch SARS, Trung Quốc cấm cửa biên giới khiến một nửa số hộ nuôi rắn trong xã phải bỏ nghề.

Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng khi hỏi có bao giờ tính bỏ con rắn để chuyển sang nghề khác không, cả ông Hùng và nhiều người dân xã Vĩnh Sơn đều lắc đầu, bởi đơn giản là bỏ nghề nuôi rắn họ chẳng biết làm gì khác.

Thực tế, khi những ngày đen tối năm 2003 kết thúc, Trung Quốc mở cửa biên giới, người dân xã Vĩnh Sơn lại quay về nghề nuôi loài rắn “tử thần”, thậm chí nghề này còn phát triển rầm rộ hơn. Năm 2006, làng rắn Vĩnh Sơn đã được công nhận làng nghề truyền thống và được Hiệp hội làng nghề Việt Nam vinh danh là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nước.

Thời kỳ đỉnh điểm nhất là vào năm 2007-2008, gần như 100% các hộ dân trong xã tham gia nuôi rắn xuất bán cho Trung Quốc. Bộ mặt nông thôn khi ấy được khởi sắc, người dân có điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Những ngôi nhà cao tầng cũng mọc lên khắp làng trên xóm dưới.

Bảo Phương