Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa, vườn tạp sang trồng cây ăn trái, hầu hết người dân xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đều sống tốt bằng nghề vườn.

Nhơn Nghĩa A giáp ranh với thành phố Cần Thơ, nơi có thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn; đồng thời có tuyến kênh xáng Xà No đi qua đã mang về nguồn nước ngọt và lượng phù sa phong phú hàng năm. Tận dụng những lợi thế trên, người dân đã chuyển đổi từ cây lúa, vườn tạp sang trồng cây ăn trái mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn.

{keywords}
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa, vườn tạp sang trồng cây ăn trái, hầu hết người dân ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đều sống tốt bằng nghề vườn.

Ông Tô Chí Thâm ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết, ông có 6.000m2 đất trồng nhãn nhưng sau đó nhãn bị bệnh chổi rồng cho năng suất rất thấp nên ông và những nông dân nơi đây đã tìm đến với cây chanh không hạt.

Để cùng chia sẻ thông tin, những nông dân trồng chanh không hạt trong xã cùng nhau thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước để cùng nhau trao đổi kỹ thuật trong sản xuất, kinh nghiệm chăm sóc cây chanh này cũng bàn phương hướng đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Từ 19 xã viên ở buổi đầu, đến nay Hợp tác xã này đã tăng lên gần 90 xã viên trồng hơn 100 ha chanh không hạt. Bên cạnh việc nghiên cứu áp dụng mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các thành viên trong Hợp tác xã còn đầu tư các khâu để cách nay gần 6 năm, Hợp tác xã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Chanh không hạt Hậu Giang". Hiện nông dân huyện Châu Thành trồng hơn 1.000 ha trồng chanh không hạt.

Đối với những vùng đất trũng, nhiễm phèn ở ĐBSCL, việc lựa chọn cây trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao là điều không dễ, càng khó khăn hơn khi vùng đất này gần đây lại đối diện với hạn, mặn khốc liệt.

Vậy mà tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, ông Võ Văn Phải ở ấp Phú Mỹ A, xã Hòa Mỹ đã tìm tòi, nghiên cứu trồng thành công cây mãng cầu xiêm bằng hạt trên vùng đất trũng, nhiễm phèn.

Từ mô hình trồng mãng cầu xiêm bằng hạt cho thu nhập cao của ông Phải, nhiều nông dân ở đây đã cải tạo vườn tạp học hỏi trồng theo. Hiện toàn huyện Phụng Hiệp đã có hơn 100 ha trồng mãng cầu xiêm bằng hạt, trong đó riêng xã Hòa Mỹ đã chiếm hơn 50 ha. Ông Võ Văn Phải đã đứng ra thành lập Hợp tác xã mãng cầu xiêm Hòa Mỹ do ông làm Giám đốc.

Ông Võ Văn Phải cho biết, một trong những yếu tố quyết định sự thành công chính đó chính là việc nhà vườn trồng mãng cầu ở đây biết liên kết cùng nhau nên gặp nhiều thuận tiện trong khâu chăm sóc, xử lý kỹ thuật để cây đậu nhiều trái, cho năng suất, chất lượng cao, đủ nguồn hàng cung ứng cho Công ty, trong khi các hộ trồng riêng lẻ thì gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ cây, nhất là vào mùa mưa lũ, khô hạn.

Ông Huỳnh Văn Của, Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa A, cho biết: hiện diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn là 650,5ha, chiếm khoảng 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Một số loại cây trồng chủ lực được người dân chọn canh tác là nhãn Ido, sầu riêng, dâu, cam sành, chanh không hạt, vú sữa...

Điều làm cho nhà vườn nơi đây cảm thấy an tâm sản xuất là, bà con luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, nguồn vốn thông qua nhiều chương trình, đề án của tỉnh và huyện. Đặc biệt, thị trường đầu ra và giá bán trái cây trong những năm gần đây luôn ổn định, nhà vườn có nguồn thu nhập hấp dẫn để trang trải cuộc sống gia đình, trong đó không ít hộ có được cơ ngơi vững chắc từ mảnh vườn của mình.

Đếm nay, nhờ hiệu quả trong canh tác vườn đã giúp mức thu nhập bình quân của xã Nhơn Nghĩa A đạt gần 48 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,43%; đặc biệt, ấp Nhơn Thọ đã thoát nghèo một phần cũng nhờ kinh tế vườn.

Hoài Linh
Ảnh: Thúy Tình