Nhà báo Tây khen thịt chuột Việt Nam ngon như phomai que

Nữ nhà báo Christine Dell'Amore của tạp chí National Geographic kể về trải nghiệm của mình khi tới Châu Đốc (An Giang), trong đó có những chia sẻ thú vị về món thịt chuột.

Nữ nhà báo Christine Dell'Amore, cho hay, những con chuột được bắt về, treo lủng lẳng với toàn thân còn dính máu sẽ là một trải nghiệm “can đảm” nếu phải thưởng thức chúng. Nhưng khi ăn, miếng thịt chuột 'thật sự rất ngon, như phô mai que".

{keywords}
Chuột đã thui, chuẩn bị mang ra chợ bán.

Người nước ngoài khi thử thịt chuột thường thấy có vị như thịt gà, nhưng nó là loại thịt sẫm màu và có vị ngon hơn thịt gà. "Tôi cảm nhận hương vị giống của thỏ hơn", Christine Dell'Amore viết.

Còn Grant Singleton, một nhà khoa học nghiên cứu quản lý loài gặm nhấm sinh thái tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines, cho biết. ở đồng bằng sông Cửu Long, thịt động vật gặm nhấm có giá cao hơn thịt gà.

Tại Việt Nam, săn bắt chuột đem lại nguồn thu nhập phụ đáng kể cho nông dân. Chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long đã cung cấp 3.600 tấn chuột sống mỗi năm, giá trị khoảng 2 triệu đô la.

Kỳ lạ con sò to hơn bàn tay ở Quảng Ninh

Biên mai hay sò mai là một loại sò biển hình tam giác. Kích thước của nó cỡ mu bàn tay người lớn và thường cắm mình sâu dưới đáy biển.

Loại sò này ở Phú Quốc người ta chỉ thường ăn 2 cái cồi. Vì con sò biên mai tuy lớn xác, nhưng thịt của chúng rất nhão và ăn không ngon, mọi tinh túy của con sò đều tập trung vào hai cái cồi. Còn ở vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh), loại hải sản này lại được người dân ở đây rất ưa thích cả thịt sò lẫn cồi sò. Sò mai ở Quảng Ninh to hơn cả bàn tay người lớn. Một con sò mai đã nặng khoảng 600g.

{keywords}
Bên trong con sò mai sống.

Ở Phú Quốc, loại hải sản này tươi sống thì rất nhiều, nhưng loại sò mai đánh bắt được ở vùng biển Quảng Ninh thì lại rất hiếm. Loại sò mai này hiện người dân chưa nuôi được và hoàn toàn là đánh bắt tự nhiên. 

Đặc sản da trâu nộm của người Thái: Thum thủm mà rất ngon

Da trâu tưởng như chỉ để bưng trống, nhưng với bà con người Mường, người Thái ở Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, đây lại được coi là món đặc sản.

{keywords}
Món nộm da trâu là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Thái.

Ngày trước, mỗi khi bản mổ trâu, mỗi gia đình lại lấy một miếng da trâu về ngâm rồi dùng dần. Ngày nay, da trâu đã trở thành món ăn bán chạy tại các quán ăn của vùng Tây Bắc

Qua rất nhiều công đoạn chế biến, đặc sản kỳ lạ tuy có mùi còn thum thủm này lại khiến vạn người mê. Ai đã một lần được thưởng thức món da trâu nộm hẳn không thể quên cảm giác ngọt ngào. Da trâu giòn sần sật, các loại gia vị cùng tạo nên hương thơm đặc trưng của món ăn dân dã này. Đối với dân nhậu đây thực sự là món gây nghiện không thể thiếu.

Rùa đá 20 tấn, phù điêu tứ quý trong vườn nhà đại gia

Tác phẩm “Hồn thiêng đất Việt” là một con rùa đá do nghệ nhân Vũ Thế Thái (46 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điêu khắc. Rùa đá này nặng 20 tấn, có đầu ngẩng lên cao và ngậm gươm báu. Rùa có chiều dài khoảng 3m, chiều rộng 2,5m và cao khoảng 1,5m.

Theo nghệ nhân Thái, tượng rùa đá này được điêu khắc từ tảng đá tự nhiên nguyên khối có nguồn gốc từ thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tảng đá tự nhiên này có bề mặt xám nâu gọi là lớp da do nhô trên mặt đất lâu ngày, còn thịt bên trong có màu xanh đẹp mắt. Ông Thái cho biết, có người ngỏ ý mua rùa đá với giá 600 triệu đồng, nhưng ông không bán.

{keywords}
Tác phẩm “Hồn thiêng đất Việt”.

Trong khi đó, bộ phù điêu tứ quý bằng đá ong hàng chục triệu chạm khắc tỉ mỉ ở làng nghề Thạch Thất (Hà Nội) lại được một đại gia sành chơi ở Quảng Ninh lựa chọn để trang trí cổng, sân vườn, mang đậm nét hoài cổ.

Bộ phù điêu này gồm 4 bức tùng - cúc - trúc - mai, được làm từ những khối đá ong to, mịn, rắn chắc, già hơn so với loại đá khác và màu đá phải sáng vàng. Đây là loại đá ong tốt nhất, được người dân Thạch Thất gọi là đá thăn.

Tranh 9 rồng ngọc nguyên khối nặng 2 tấn, rao giá 10 tỷ

Tác phẩm “Cửu Long tranh châu” miêu tả sống động hình ảnh 9 con rồng châu Á chơi đùa với 1 viên minh châu được ông Lê Văn Dũng (TP Sông Công, Thái Nguyên) mang về từ cuộc đấu giá tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi tháng 4/2010.

{keywords}
Ông Dũng cho biết, bức tranh bằng ngọc Pakistan nguyên khối.

Ông Dũng cho biết, tác phẩm được chế tác từ ngọc Pakistan nguyên khối qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Đài Loan. 

Đây là một tác phẩm độc đáo điêu khắc từ ngọc có kích thước: cao 1,83m, rộng 2,1m, trọng lượng 2 tấn. Năm 2012, tác phẩm bằng ngọc nguyên khối này được xác lập kỷ lục "viên ngọc nguyên khối lớn nhất châu Á". Hiện bức tranh này được báo giá 10 tỷ đồng.

Cây khế 'khủng' sai trĩu quả, trả 1,6 tỷ không bán

Tại triển lãm Sinh vật cảnh Dũng Tân năm 2019 (TP Sông Công, Thái Nguyên), cây khế “khủng”, dáng trực của ông Nguyễn Hồng Quang (TP Thái Nguyên) gây chú ý với người dân và giới chơi cây cảnh.

{keywords}
Cây khế “khủng”, dáng trực.

Cây cao 2m, đường kính gốc lên đến 60cm, tán rộng hơn 2m. Thân cây vững chãi, nổi u cục chứng tỏ cây nhiều năm tuổi. Cây to, lùn nhưng sai trĩu quả. Tính ra phải 100kg quả/mùa.

Ông Quang cho biết, đã có người trả 1,6 tỷ đồng nhưng ông không bán vì cây khế cổ thụ này như “báu vật” trong nhà.

Hạnh Nguyên