- Những giải pháp thời 4.0 ngăn ngừa gian lận thi cử như công nghệ Blockchain, kỳ thi không giấy, dọc phách điện tử hay “cơ học” như chấm tập trung, có hiện diện của các trường Đại học... đã cùng được các chuyên gia giáo dục mổ xẻ ở phần 2 của bàn tròn trực tuyến.
Phàn 2 của chương trình Bàn tròng trưc tuyến đã được các chuyên gia giáo dục mổ xẻ về những giải pháp thời 4.0 ngăn ngừa gian lận thi cử như hiện nay.
LTS: Chương trình Bàn tròn trực tuyến kỳ này của VietNamNet đã có buổi thảo luận với các khách mời về chủ đề trên.
Ba khách mời gồm:
- TS. Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
- PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- TS Văn Đình Ưng - Ủy viên Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên phó chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT.
Chương trình được đăng tải theo 2 phần. Phần I đã đăng hôm qua, các diễn giả thảo luận về mô hình kỳ thi.
XEM LẠI PHẦN I:
MỜI BẠN ĐỌC XEM CÁC VIDEO PHẦN II BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY:
VIDEO1:
VIDEO 2:
TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội chỉ ra rằng, qua kỳ thi năm 2018 này, đã thấy những lỗ hổng của tổ chức thi.
TS. Phạm Tất Thắng. Ảnh Lê Anh Dũng |
Theo TS. Thắng, nguyên lý cũng đơn giản: hổng ở đâu, chúng ta bịt ở đó. Quy trình chưa thật hoàn chỉnh, còn khiếm khuyết thì chúng ta sẽ làm cho nó hoàn chỉnh hơn, sẽ sửa chữa những khiếm khuyết đó.
Ông cho rằng ngoài yếu tố kỹ thuật, thì con người vẫn là quan trọng nhất. Bởi, nếu thiếu lương tâm và trách nhiệm nhà giáo thì dù yếu tố kỹ thuật có mạnh đên đâu cũng bị bẻ khóa.
"Năm nay, khi chúng ta xem xét và quy trách nhiệm thì đã có những xử lý một cách nghiêm minh với những cá nhân có những sai phạm. Đó là một bài học cho cả hệ thống giáo dục cần phải rút kinh nghiệm", TS. Phạm Tất Thắng nói.
PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh Lê Anh Dũng. |
Để xuất về giải pháp khắc phục những lỗ hổng con người tạo nên, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, ngoài những giải pháp kỹ thuật thì việc chấm tập trung sẽ khắc phục được lỖ hổng con người.
Ông cho biết, nếu các trường đại học tham gia chấm thi thì sẽ giảm được tiêu cực.
TS. Văn Đình Ưng, Ủy viên Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam |
TS. Văn Đình Ưng, Ủy viên Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thì khẳng định, Bộ GD-ĐT đã nhận trách nhiệm với xã hội, với Đảng, với Nhà nước rồi thì phải chờ thời gian, tổ chức một hội nghị hay hội thảo khoa học bàn về vấn đề khắc phục những lỗ hổng tiếp theo.
T.S Văn Đình Ưng cũng đưa ra một giải pháp mà ông rất tâm đắc, đó là việc nên ứng dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực thi cử.
Ông cho biết, nếu ứng dụng công nghệ này thì không thể nào thay đổi được dữ liệu, nếu thay đổi thì hệ thống trên Bộ đã “rung rinh” và biết rồi, rồi Sở nọ cũng “rung rinh”, cũng biết rồi.
XEM THÊM BẢN TEXT TALKSHOW BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN TẠI LINK SAU:
Công nghệ blockchain và kỳ thi không giấy sẽ bịt lỗ hổng con người
Lỗ hổng ở phía con người vẫn là mối lo nhất, nhưng nếu áp dụng công nghệ blockchain, tổ chức kỳ thi không giấy... thì những tiêu cực từ phía con người cũng sẽ được hạn chế, các chuyên gia phân tích tiếp về phòng ngừa gian lân thi cử.
XEM THÊM CÁC CHƯƠNG TRÌNH BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN KHÁC =>>>
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền- Hạnh Thúy
Video: Bạt Tuấn, Huy Phúc, Đức Yên, Xuân Quý
Ảnh: Lê Anh Dũng
email: [email protected]
Bộ trưởng Giáo dục lên tiếng sau bê bối thi cử ở Hà Giang, Sơn La
Lên tiếng sau bê bối gian lận thi cử tối 24/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói sẽ tổng kết, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần trung thực và cầu thị.
Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu 63 tỉnh thành rà soát việc coi thi, chấm thi THPT quốc gia
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, đánh giá quy trình thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi nhất là khâu coi thi, chấm thi.
Gian lận thi cử ở Hoà Bình: Mẹ cán bộ phòng khảo thí xem tivi mới biết con bị bắt
Nói chuyện với VietNamNet chiều ngày 4/8, mẹ ông Nguyễn Khắc Tuấn, 1 trong 2 cán bộ vừa bị bắt trong vụ gian lận điểm thi ở Hoà Bình – cho hay, bà không biết gì cho đến lúc xem tin tức trên tivi.
Cứ 50 thí sinh thì 1 em được nâng điểm: Gian lận thi cử chưa từng có
Với gần 5.500 thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 và 114 em được nâng "khống" ít nhất là 1 điểm, gian lận thi cử ở Hà Giang có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử giáo dục.