Theo đó, động thái này sẽ ảnh hưởng đến các nhà máy Gunma và Yajima chuyên sản xuất ô tô trong khi nhà máy Oizumi chuyên về động cơ và hộp số. Cả ba địa điểm này sẽ đóng cửa trong 4 ngày làm việc tính từ ngày 7/9. Đây không phải lần đầu tiên Subaru thực hiện điều này, trước đó hãng xe này đã từng đóng cửa nhà máy Yajima vào tháng 4/2021 trong vòng 13 ngày.
Trong thông báo, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết, động thái này chưa rõ sẽ có tác động tài chính nào hay không. Subaru cũng không đề cập đến việc nhà máy của hãng ở Indiana (Mỹ) bị ảnh hưởng trong đợt này.
Subaru Outback phiên bản 2021.
Tuy nhiên, Subaru không phải nhà sản xuất ô tô duy nhất còn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu hụt chip bán dẫn. Mới đây, Toyota đã thông báo về việc sẽ cắt giảm 40% sản lượng xe trên toàn cầu vào cuối tháng này đo tình trạng hạn chế chất bán dẫn cũng như ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á.
Tổng cộng, Toyota sẽ tạm dừng hoạt động 15 nhà máy sản xuất tại Nhật Bản trong tháng 9, đồng thời sản xuất ít hơn 140.000 xe. Hãng xe này có thể vận hành hết năm nay mà không phải thay đổi đáng kể lịch trình sản xuất khi họ yêu cầu các nhà cung cấp dự trữ lượng chip bán dẫn ngang với 2 đến 6 tháng xuất xưởng kể từ thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011./.
Theo VOV
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lỗ hổng lớn về tiêu chuẩn quốc gia cho xe điện ở Việt Nam
Tổng số tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho ô tô hiện nay là 140, nhưng chỉ có 39 tiêu chuẩn áp dụng cho xe điện. Thực tế đòi hỏi cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện trước khi xe điện trở nên phổ biến trong tương lai gần.