Trong trường hợp chẳng may gặp sự cố, thiết bị đặc biệt này sẽ kết nối lên vệ tinh, từ đó báo tín hiệu cho trung tâm tìm kiếm cứu nạn gần nhất để hỗ trợ.
Trong trường hợp chẳng may gặp sự cố, thiết bị đặc biệt này sẽ kết nối lên vệ tinh, từ đó báo tín hiệu cho trung tâm tìm kiếm cứu nạn gần nhất để hỗ trợ.
|
Tại Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018, Viện nghiên cứu Viettel (Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel) đã giới thiệu thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân (Personal Location Beacon - PLB) do chính đơn vị này phát triển. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Thiết bị này có dạng hình hộp tròn với kích thước đặt vừa trong lòng bàn tay người trưởng thành. Vỏ ngoài của thiết bị có màu cam nổi bật tương tự như màu áo phao cứu nạn. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Thiết báo hiệu cứu nạn cá nhân sử dụng trong các tình huống khẩn cấp trên biển hoặc đất liền. Đây là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng nhận quốc tế của Cospas-Sarsat. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Cospas-Sarsat là hệ thống thông tin vệ tinh toàn cầu. Hệ thống này cung cấp thông tin báo động cấp cứu và thông tin vị trí trợ giúp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển, vùng trời hay trên đất liền. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Hệ thống Cospas-Sarsat sử dụng các thiết bị báo động cấp cứu hoạt động trên tần số 406 MHz. Nó sử dụng tần số này để cung cấp dữ liệu định vị vị trí cấp cứu tới các Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm và cứu nạn (SAR) hoặc tới các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Trong trường hợp bị nạn, người sử dụng cần bình tĩnh mở nắp ngoài của thiết bị. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Sau đó, rút một dây anten cuộn sẵn bên trong và ấn nút báo động để phát tín hiệu lên vệ tinh. Tiếp theo, nạn nhân gắn thiết bị này lên dây áo phao để đảm bảo không bị thất lạc. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Thiết báo hiệu cứu nạn cá nhân có khả năng phát tín hiệu liên tục trong 36 tiếng lên hệ thống vệ tinh quốc tế Cospas-Sarsat. Các tín hiệu này sau đó được truyền đến các trung tâm cứu hộ. Thiết bị này còn có khả năng phát tín hiệu dẫn đường và tín hiệu nháy sáng SOS để các phương tiện cứu hộ có thể định vị chính xác vị trí tìm kiếm. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Thiết báo hiệu cứu nạn cá nhân phù hợp cho các ngư dân đánh bắt cá xa bờ và các chiến sĩ phòng không không quân khi gặp phải sự cố cần xác định vị trí. Ảnh: Trọng Đạt |
|
Việc trang bị thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân cho ngư dân hoặc các chiến sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhanh chóng vị trí bị nạn, góp phần giảm chi phí và thời gian tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Trọng Đạt |
Trọng Đạt
Những chiếc lá nhân tạo rất mỏng, nhẹ và có công năng giúp phân giải nước thành khí Hidro và Oxy, từ đó tạo ra một nguồn nhiên liệu mới.
Đây là loại vệ tinh viễn thám với khả năng chụp hình ảnh từ không gian, từ đó theo dõi được chất lượng nước biển ven bờ. Sản phẩm “Made in Việt Nam” này có trị giá lên tới hàng triệu USD.
Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 sáng 13/7 tại Hà Nội, robot Sophia đã trả lời nhiều câu hỏi về Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Ngoài khả năng chống cận thị, robot Captain Eye còn giúp phụ huynh có thể theo dõi hoạt động của trẻ và biết được trẻ có thực sự ngồi vào bàn học hay không.