Một giàn tre lủng lẳng bầu hồ lô của gia đình ông Huỳnh Văn Lam (phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, Bình Định) khiến nhiều người thích thú. Dù thị trường thu mua với giá hơn 10.000 đồng/trái nhưng ông không bán mà chỉ để chế biến thức ăn, làm cảnh và biếu người quen.

{keywords}

Giống bầu hồ lô này được ông Lam xin từ người bà con và trồng đầu năm, nhờ chăm sóc kỹ lưỡng nên mỗi cây cho ra hàng chục trái. Bầu hồ lô phát triển rất nhanh, sau khi gieo trồng chừng 1,5 tháng là đơm hoa và bắt đầu kết trái và sau đó, chờ đến khoảng 15 ngày là có thể hái vào để chế biến thức ăn.

{keywords}

Sau khi gieo hạt, ông Lam chăm sóc cây bầu từng chút một, từ việc tưới cây, bón phân… đảm bảo cho cây sinh trưởng một cách tốt nhất.

{keywords}

Giàn để bầu leo được xây dựng từ những thanh tre kiên cố. Nhờ vậy, mỗi cây bầu đạt khoảng 50 trái/ chu kỳ có chỗ tựa.

{keywords}

Trước khi bầu leo giàn, ông Lam luôn đảm bảo gốc được bảo vệ tốt nhất, tránh bị dập gẫy do tác động từ bên ngoài và cắt bỏ các nhánh mọc quanh gốc để cây phát triển nhanh.

{keywords}

“Cách chăm sóc bầu hồ lô khá giống so với bầu dài nhưng bầu hồ lô sau khi thu hoạch dùng để nấu canh hoặc xào, ăn vẫn ngon hơn bầu dài. Nước ngọt và thơm lắm”- ông Lam cho hay.

{keywords}

Bầu hồ lô khi quá già, phải nương nhờ vào chiếc giá đỡ từ sợi dây su

{keywords}

Dù thị trường thu mua với giá hơn 10.000 đồng/trái nhưng ông Lam vẫn không bán mà chỉ để ăn hoặc biếu người quen.

{keywords}


Vì có hình thù bắt mắt nên bầu hồ lô già sẽ được phơi khô, phủ sơn chống mối mọt và dùng để trang trí trong nhà tượng trưng cho sự trường thọ, có ý nghĩa phong thủy.

{keywords}

Bầu hồ lô treo lủng lẳng trên giàn tre

{keywords}

Không chỉ tạo vẻ đẹp cuốn hút, giàn bầu còn là nơi che bóng mát cho gia đình ông Lam mùa nắng nóng.

{keywords}

Theo Dân Việt