Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế ở vùng nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020, thị xã Ba Đồn đã triển khai thực hiện 4 chuỗi liên kết gồm: tỏi Ba Đồn, ruốc Nhân Thọ, lúa, gạo Quảng Hòa và đũa gỗ Quảng Thủy.

{keywords}
Ngày càng nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giúp tăng thu nhập. 

UBND thị xã Ba Đồn đã hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ kinh phí xây dựng hồ sơ, quản lý, nghiệm thu dự án…

Các sản phẩm của chuỗi (gồm: tỏi khô thành phẩm, tỏi đen và rượu tỏi đen, gạo nguyên liệu DV 108, ruốc, nước mắm, mắm nêm, đũa) đã được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020, thị xã Ba Đồn có 15 chuỗi liên kết đăng ký hỗ trợ, phấn đấu năm 2020 xây dựng thêm 2 - 3 chuỗi sản phẩm mới. Đây đều là những chuỗi được lựa chọn căn cứ vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương như: mây tre đan, nón lá, mắm ruốc, lúa gạo, tỏi, bún bánh...

Đến nay, Phòng Kinh tế, UBND thị xã Ba Đồn thực hiện phê duyệt thuyết minh 3 chuỗi liên kết gồm: chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm tỏi, lúa gạo và ruốc, với tổng mức hỗ trợ gần 1,1 tỷ đồng. Các nội dung hỗ trợ gồm: chi phí khảo sát đánh giá chuỗi giá trị, tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường. Hỗ trợ về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ kinh phí xây dựng hồ sơ, quản lý, nghiệm thu dự án. 

Thanh Thủy