TS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, theo dự thảo Đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Hà Nội, các phương thức không có sự thay đổi so với các năm trước.

Năm 2022, Trường ĐH Hà Nội vẫn tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tuyển sinh 5%/tổng chỉ tiêu); Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường (tuyển sinh 45%/tổng chỉ tiêu%); và Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (tuyển sinh 50%/tổng chỉ tiêu). Trong đó mỗi phương thức xét tuyển lại có tiêu chí riêng.

Cụ thể, phương thức xét tuyển kết hợp Trường ĐH Hà Nội năm nay có một điểm mới - đó là dành 15% chỉ tiêu cho học sinh có kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Do đó, chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp ĐH Hà Nội sẽ tăng từ 30% lên tới 45%.

TS. Dũng cho rằng việc tăng thêm chỉ tiêu với hình thức xét tuyển này có những ý nghĩa rất thiết thực và quan trọng đối với thí sinh, đặc biệt những thí sinh mong muốn có thêm nhiều cơ hội lựa chọn và những thí sinh có khả năng đáp ứng nhiều hơn một tiêu chí lựa chọn.

“Tôi quan niệm rằng cơ hội càng nhiều thì xác suất thành công càng lớn và theo lẽ đó việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh đã mở rộng cánh cửa đại học chào đón thí sinh” - TS. Nguyễn Tiến Dũng nói.

Ngoài ra, TS. Dũng chia sẻ thêm rằng đối với việc sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp, việc sử dụng kết quả học tập THPT trong học bạ sẽ là điều kiện đánh giá đối với với các nhóm học sinh sau:  học sinh trường Chuyên, học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba các cuộc thi cấp tỉnh, thành phố; học sinh tham gia vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và các cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia. 

Nói về sự thay đổi trong dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2022 của Bộ GD-ĐT, TS Dũng cho rằng quyền lợi của thí sinh được quan tâm hơn. Theo đó, sau khi đã trúng tuyển theo hình thức xét tuyển kết hợp và sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển trên hệ thống thông tin của Bộ GD-ĐT cùng với các nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành khác nếu muốn thay đổi nguyện vọng.

“Đây là điểm rất mới trong tuyển sinh năm nay và việc được suy nghĩ, cân nhắc lại và thay đổi lựa chọn đã thể hiện rất rõ quyền lợi của thí sinh. Chúng tôi hy vọng rằng các thí sinh sẽ khai thác tốt điểm mới này để có thể đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bản thân”. - TS. Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, TS. Dũng cũng lưu ý quý vị phụ huynh và học sinh cần đặc biệt lưu tâm khi đăng ký thông tin, tránh xảy ra sai sót và nhầm lẫn trong khi điều chỉnh nguyện vọng dẫn đến việc thí sinh không được vào đúng trường và ngành học mà mình mong muốn.

Linh Chi

Trường ĐH Hà Nội sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng để xét tuyển

Trường ĐH Hà Nội sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng để xét tuyển

Năm 2022, Trường ĐH Hà Nội sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển với số chỉ tiêu chiếm 15%.

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cao nhất Trường ĐH Hà Nội năm 2021

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cao nhất Trường ĐH Hà Nội năm 2021

Năm 2021, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất vào Trường ĐH Hà Nội với 37,55 điểm. Xếp sau đó là các ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật - đều ở mức trên 36 điểm.

Biến động điểm chuẩn Trường ĐH Hà Nội từ 2018 đến nay

Biến động điểm chuẩn Trường ĐH Hà Nội từ 2018 đến nay

Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Anh luôn là hai ngành có mức điểm chuẩn cao nhất tại Trường ĐH Hà Nội trong những năm gần đây.