Sáng 6/12, tại trường THCS Lê Lợi, Công an quận, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã tổ chức chương trình: "Giảng dạy trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh Trung học cơ sở theo Thông tư 06/2022/TT-BGD".

Buổi học có sự tham gia của 40 bạn học sinh lớp 9A7, gồm: Tiết học lý thuyết và thực hành với thời lượng 45 phút/tiết học. Các em học sinh sẽ được học với các chủ đề: Phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, thoát nạn, cách xử lý một số tình huống phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...

Bài giảng do trực tiếp giáo viên nhà trường giảng dạy đã được Công an quận Hà Đông tập huấn về nghiệp vụ PCCC&CNCH. Thông qua buổi giảng dạy thí điểm, cán bộ giáo viên tham dự đã nắm rõ hơn về nội dung, cách truyền tải kiến thức, kỹ năng về PCCC tới các bạn học sinh thông qua các hoạt động thực tế và các tình huống xử lý cụ thể có thể xảy ra trong cuộc sống.

z4948306357604 2d3fef6654c976e6171487d1e7fb3e96 1734 3628 2.jpg
Buổi học của các em học sinh trường THCS Lê Lợi

Các em học sinh tham gia rất hào hứng đã được vận dụng kiến thức các môn học (vật lý, hoá học...) để hiểu rõ hơn về bản chất, quá trình phát triển đám cháy, những yếu tố gây nguy hiểm cho con người trong đám cháy và các biện pháp phòng cháy phù hợp.

Ngay từ khi Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành, có hiệu lực từ ngày 11/5/2022, Công an quận đã chủ động tham mưu UBND quận Hà Đông đã ban hành kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 18/5/2022 về triển khai mô hình an toàn PCCC, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng về PCCC&CNCH giành riêng cho học sinh các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm giúp học sinh các nhà trường cơ sở giáo dục hình thành kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC cho bản thân theo 6 bộ trải nghiệm; đã tổ chức tuyên truyền với hơn 114 buổi cho các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn với gần 41.000 học sinh tham gia.

Tuy nhiên, để tạo được nền tảng kiến thức về phòng cháy, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ giúp các bạn học sinh bình tĩnh để áp dụng những nội dung đã được phổ biến trước đó vào thực tế. Vì thế, không chỉ cần có kiến thức PCCC mà quan trọng không kém là phải có kỹ năng xử lý tình huống đạt mức độ thuần thục, nhuần nhuyễn khi đối mặt sự cố cháy, nổ.

Để làm được điều này, cần phải đưa nội dung PCCC, kỹ năng thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn vào chương trình giảng dạy tại các nhà trường. Có như vậy, học sinh, sinh viên mới được trang bị, cập nhật kiến thức PCCC thường xuyên, từ đó thuần thục các kỹ năng và có phản xạ tự nhiên, để khi đối mặt với sự cố cháy - nổ, các bạn học sinh có thể bình tĩnh xử lý, không chỉ giúp bản thân mà còn giúp người khác được an toàn.

z4948306557838 9c24f0d43efe80139283207aedf5db43 3979 8425.jpg
Các em học sinh được chú trọng trang bị kỹ nămg PCCC ngay từ bậc học THCS

Xác định việc trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH cho học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường là một trong những giải pháp chiến lược dài hạn trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy là một trong những nội dung cơ bản để hạn chế tối đa sự cố cháy, nổ và thiệt hại do cháy gây ra. Công tác PCCC chỉ thực sự hiệu quả khi mỗi người dân đều có kỹ năng để phòng chống cháy, nổ. Để làm được điều đó, việc tuyên truyền, giáo dục đối với lứa tuổi học sinh là vô cùng quan trọng, bởi đây chính là đối tượng có sức ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi gia đình, toàn xã hội và đây cũng là lực lượng lao động kế cận, chủ nhân tương lai của đất nước.

Để tiếp tục phổ cập kỹ năng, kiến thức về PCCC vào chương trình giảng dạy đồng loạt tại tất cả các cấp học, cơ sở giáo dục trên địa bàn, bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy cho học sinh, Công an quận đã phối hợp với Phòng GD&ĐT quận Hà Đông tham mưu UBND quận ban hành Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 25/10/2023 tổ chức tập huấn trực tiếp cho gần 506 Ban Giám hiệu, giáo viên phụ trách công tác PCCC các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn quận.

Quang Phong và nhóm PV, BTV