XEM CLIP:

Ông Đoàn Văn Tấn- Giám đốc Trung tâm quản lý hầm sông Sài Gòn thông tin, hầm có 3 làn xe mỗi bên. Trong đó 2 làn cho ô tô, làn còn lại cho xe máy. Giờ cao điểm sáng, dòng xe máy ken đặc trước cửa hầm đầu quận 2 để vào trung tâm TP. Tình trạng tương tự xảy ra tại cửa hầm đầu quận 1 vào giờ tan tầm khi dòng xe nối đuôi nhau về quận 2.

Theo ông, thời điểm mới khánh thành (2011), mỗi ngày có khoảng 68.000 lượt xe máy qua hầm, song hiện hầm Thủ Thiêm phục vụ từ 50.000-55.000 lượt ô tô, 270.000- 300.000 lượt xe máy.

"Đây là nguyên nhân khiến xe ùn ứ trước 2 đầu cửa hầm vào giờ cao điểm, tình trạng trước đây không hề có"-  ông Tấn nhìn nhận.

Dù vậy, ông cho rằng lượng phương tiện đông nhưng do áp dụng công nghệ giám sát giao thông qua mạng lưới camera kết hợp cùng với việc phân bố các biển báo, phân luồng, điều tiết từ xa nên không xảy ra tình trạng hỗn loạn giao thông. Xe máy, ô tô lưu thông trật tự theo phần đường quy định.

“Cao điểm sáng và chiều có lượng xe rất đông, đặc biệt là làn xe máy 2 đầu hầm vượt. Thời điểm này, Trung tâm phối hợp với cảnh sát giao thông để hỗ trợ điều tiết để xe máy lưu thông đúng làn của mình.

Những lúc lượng xe máy quá đông, ùn tắc 2 đầu hầm thì chúng tôi triển khai biện pháp tạm thời ngưng lưu thông đối với ô tô để nhường đường cho xe máy. Sau khi giải tỏa xong, chúng tôi cho ô tô lưu thông trở lại, đồng thời điều tiết cho xe máy chạy đúng làn quy định” - Giám đốc Trung tâm quản lý hầm sông Sài Gòn chia sẻ thêm.

Cũng theo ông, những trường hợp xe chết máy, hư hỏng, tai nạn trong hầm sẽ được nhân viên cứu hộ ngay lập tức. Lực lượng điều tiết được bố trí 24/24h trước trạm thu phí Thủ Thiêm (đầu hầm quận 2) và tại nút giao Ký Con, đầu hầm quận 1, để xử lý các tình huống.

Họ cũng điều khiển đèn tín hiệu giao thông từ xa tại các nút giao Mai Chí Thọ - Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt - Ký Con để đảm bảo lượng xe máy vào hầm phù hợp.

Dù vậy, ông Tấn cho rằng việc phát triển nhiều khu dân cư, khu đô thị ở phía Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) đã kéo theo cư dân ở khu vực này tăng lên rất nhiều so với trước đây, gây áp lực giao thông qua hầm vượt Thủ Thiêm.

Về lâu dài, TP phải đẩy nhanh quá trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, 3 và 4 để kéo giảm lượng xe máy vào hầm.

Một số hình ảnh PV ghi nhận:

{keywords}
Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) là công trình hầm dìm vượt sông đầu tiên của Việt Nam, lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Dự án trọng điểm này nằm trên tuyến đại lộ đông - tây nối quận 2 với quận 1 và ngược lại, được thông xe vào ngày 20/11/2011

 

{keywords}
Công trình do nhà thầu Nhật Bản thực hiện với chiều dài 2.250m, trong đó phần hầm dài gần 1.500m, rộng 33m, cao 9m, có 2 đường hầm riêng biệt với 6 làn xe cho 2 hướng, chịu động đất 6 độ richter

 

{keywords}
Trung bình mỗi ngày hầm phục vụ từ 50.000-55.000 lượt ô tô, 270.000- 300.000 lượt xe máy 

  

{keywords}
Mỗi chiều di chuyển chia 3 làn gồm 2 làn ô tô và 1 xe máy. Giữa làn xe máy và ô tô được ngăn cách bởi hệ thống cọc nhựa có gắn phản quang. Vào giờ cao điểm, 2 đầu hầm Thủ Thiêm thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông trong làn xe máy  

 

{keywords}
Xe máy chật cứng bên trong làn đường dành cho xe 2 bánh qua hầm Thủ Thiêm

 

{keywords}
Làn đường xe máy đông đúc còn làn ô tô khá thưa, khi ùn tắc quá, ngành chức năng sẽ cho dừng làn ô tô để điều tiết xe máy sang nhằm đảm bảo an toàn các phương tiện qua hầm

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Mỗi người đều tuân thủ các chỉ dẫn và rất hiếm khi chạy 'nhầm làn'

 

{keywords}
Có được như vậy là do hầm Thủ Thiêm áp dụng công nghệ giám sát giao thông qua mạng lưới camera kết hợp cùng với việc phân bố các biển báo, phân luồng, điều tiết từ xa 

 

{keywords}
Trong ảnh, hệ thống dải phân cách trước cửa hầm để phần luồng phương tiện trước khi di chuyển vào hầm

   

{keywords}
Nhân viên Trung tâm quản lý hầm sông Sài Gòn túc trực, theo dõi diễn biến giao thông qua hệ thống camera giám sát để quản lý, phân luồng giao thông khi xảy ra sự cố bất thường

 

Một số quy định trong hầm Thủ Thiêm:
- Ô tô con và ô tô khách được lưu thông 24/24h; tốc độ tối đa 60km/h, tối thiểu 30km/h, khoảng cách tối thiểu 30m.
- Xe máy: chỉ được lưu thông từ 4 - 23h; tốc độ tối đa 40km/h.
- Cấm tất cả các loại xe: dừng, đỗ; bấm còi; bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định); bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác.
- Khuyến cáo: người chạy qua hầm bằng xe máy nên đội loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn; hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe máy.

 

Chui hầm Kim Liên xem xe cộ thi nhau lấn làn, bảo sao cứ tai nạn

Chui hầm Kim Liên xem xe cộ thi nhau lấn làn, bảo sao cứ tai nạn

Hầm Kim Liên (Hà Nội) được xem như là “điểm đen giao thông” khi liên tiếp xảy ra tai nạn chết người. Các chuyên gia đưa ra lý do.  

Tuấn Kiệt- Thanh Tùng