Công việc thầm lặng

Hai nữ hộ lý Nguyễn Thị Thu Thủy và Bùi Thị Tý công tác Khoa Xét nhiệm, Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng của Trung tâm, phục vụ công tác xét nghiệm Sars-CoV-2.

{keywords}
Chị Thủy phân loại và xử lý rác thải y tế theo quy trình. 

Hai chị bắt đầu làm lúc 5 giờ sáng và kết thúc lúc 24  giờ. Công việc thường lệ là vệ sinh phòng làm việc, phòng xét nghiệm, kiểm tra công tác chống nhiễm khuẩn.

Để đảm bảo công tác xét nghiệm, bảo quản và trả kết quả được kịp thời, chính xác trong tình hình dịch COVID-19, mỗi ngày Khoa tiếp nhận rất nhiều mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, hóa chất... Vì vậy, công việc dọn dẹp, vệ sinh tại đây cũng nặng nề hơn trước.

Bên cạnh đó, công tác thu gom quản lý chất thải y tế phục vụ xét nghiệm COVID-19 cũng đặc biệt hơn, đòi hỏi phải thực hiện theo một quy trình khắt khe.

Sau khi các mẫu xét nghiệp được xử lý, tách chiết và đọc kết quả, những chất thải y tế được hộ lý thu gom, phân loại và xử lý bằng cách hấp ở nhiệt độ cao, trước khi chúng được đưa vào khu tập trung rác thải y tế. Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam sẽ đưa về nơi xử lý chất thải chung của tỉnh và làm các bước xử lý tiếp theo, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chị Thủy chia sẻ, thu gom, xử lý rác thải không phải việc đơn giản. Nó đòi hỏi hộ lý phải cẩn trọng. Họ phải đối mặt với các nguy cơ nhiễm bệnh thường trực vì tiếp xúc với vi khuẩn, hóa chất. Hàng ngày, có vô số bệnh phẩm, rác thải cần được phân loại và xử lý, nếu bất cẩn có thể để nguồn bệnh lây lan. Bởi vậy, những hộ lý luôn phải giữ tinh thần tỉnh táo nhất.

“Chúng tôi đã quen với cường độ làm việc như thế này. Ở các tuyến trên, đòng nghiệp còn vất vả hơn. Đôi lúc mệt mỏi, tôi tự động viên mình cố gắng, vì cuộc chiến chống Covid-19 còn rất gian nan”, chị Thủy tâm sự.

Bên cạnh xử lý rác, các hộ lý ở đây thường xuyên lau chùi, sát khuẩn hành lang, sàn nhà… Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, việc lau chùi được tăng cường

Anh Nguyễn Trường Duy - Phó Trưởng Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng cho biết: “Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, công việc dọn dẹp vệ sinh khử khuẩn càng được đặt lên hàng đầu.

Lượng công việc tăng gấp 3. Các hộ lý như chị Thủy làm việc không ngơi tay. Các chị đến Trung tâm từ lúc từ mờ sáng và về khi đã bước sang ngày mới, để dảm bảo cơ quấnchj sẽ, chuẩn bị nước uống và trang phục cho y – bác sĩ. Những công việc thầm lặng nhưng cũng góp phần to lớn đến việc ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan”

Bữa cơm nuốt vội

Những ngày này, khi số ca nhiễm Covid-19 tăng lên mỗi ngày, tâm trạng chị Thủy và đồng nghiệp luôn nóng như lửa đốt. Chị tự hỏi, liệu cuộc chiến này bao giờ mới kết thúc? Chẳng có bom đạn nhưng ai cũng chất chứa lo lắng.

Bữa cơm trưa của các chị bắt đầu khi người đến xét nghiệm đã hết, mọi người có chút thời gian ít ỏi, lùa vội bát cơm lấy sức chống dịch. Hộp cơm cũng có cá, thịt… nhưng nguội ngắt. Chị chỉ mong dịch bệnh qua nhanh, để đất nước bình yên.

{keywords}
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.

TS.BS. Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam chia sẻ: “Các hộ lý tại Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng của Trung tâm thật sự vất vả. Hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với rác thải y tế phục vụ cho công tác xét nghiệm nên nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, các hộ lý chăm lo từng bữa cơm, từng ly nước để các y, bác sĩ, kỹ thuật y tại đây tập trung làm tốt công tác chuyên môn của mình”.

Ông Kiệm thông tin thêm, thời điểm tháng 8 vừa qua, CDC Quảng Nam thực hiện được 3000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày để nhanh chóng phát hiện hiện các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 . Đơn vị phải huy động cán bộ tuyến huyện về hỗ trợ CDC Quảng Nam.

Được sự hỗ trợ từ Viện Pasteur Nha Trang, Đại học Phan Chu Trinh, Quân khu 5, trung bình mỗi ngày Trung tâm có thể xét nghiệm 5.000 mẫu. Viện đã có quyết định cho phép CDC được phép khẳng định ca bệnh dương tính - việc này giúp đẩy nhanh việc truy vết và điều trị tại địa phương.

Toàn tỉnh đã thành lập được 5300 tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng chống Covid-19 tại cộng đồng”; 06 đội phản ứng nhanh tại CDC giúp hỗ trợ truy vết, xét nghiệm, thực hiện cách ly tập trung tại các điểm nóng; thực hiện cách ly tập trung cho 3 nghìn người;

Công tác phòng chống Covid-19 vẫn còn gặp những khó khăn nhất định như: thiếu máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng chật hẹp, thiếu sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm và những vật tư khác phục vụ phòng chống dịch.

Tuy nhiên, các cán bộ và y – bác sĩ của Trung tâm vẫn quyết tâm, khắc phục khó khăn, chung tay chống dịch.

Mỹ Lan