Người xưa đã quên ngày xưa – tác phẩm thứ 7 của “tác giả triệu bản” Anh Khang ra mắt vào đúng Hội sách TP HCM lần thứ X (năm 2018).

Tự truyện của Hoàng Thuỳ Linh chưa ra mắt đã nóng
Người Việt Nam đầu tiên giành 'Giải Nobel nhỏ'
Cuốn sách đặc biệt về Sài Gòn của nhạc sĩ Quốc Bảo

 Mới đây, trong Hội sách TP HCM lần X, Anh Khang chính thức ra mắt quyển sách thứ 7 với nhan đề “Người xưa đã quên ngày xưa”. Được biết cuốn sách đã được đặt in 20.000 bản trước cả khi phát hành để chuẩn bị cho kỳ hội sách.

{keywords}
Quyển sách thứ 7 của Anh Khang vẫn đi theo cách viết và đề tài cũ.

“Người xưa đã quên ngày xưa” vẫn đi theo phong cách quen thuộc của những quyển sách trước đó. Anh Khang dùng lối viết văn xuôi êm tai như thơ hoặc dùng kiển văn biền ngẫu đối từ đối thanh chuẩn xác vốn là thế mạnh của mình. Quyển tản văn này tiếp tục khai thác đề tài nỗi buồn tuổi trẻ. Anh khắc hoạ hình ảnh người xưa của ngày xưa một cách ước lệ, nhẹ nhàng và hư ảo để tái hiện lại một miền quá vãng.

“Người xưa đã quên ngày xưa” dày 216 trang, gồm 2 chương là “Sau chia tay là những ngày rất dài” và “Năm tháng rồi cũng lãng quên nhau”. Mỗi chương có trên 20 tản văn ghi lại những đúc kết của Anh Khang về quãng thời gian bước qua chông chênh sau chia tay và học cách bình thản chấp nhận. Khi cả người xưa lẫn ngày xưa đều không còn thuộc về mình. Trong những trang viết có nhiều đại từ như “anh”, “em”, “cô ấy” hay “anh ấy”. Hàm ý của Anh Khang để độc giả hiểu mình và tự thấy mình trong đó.

“Tôi mong có thể nhờ những trang viết này rút ngắn lại đường xa cho những ai đang chông chênh trên đoạn đường quên - nhớ, để người cập bờ quên lãng bớt chòng chành lung lạc. Những dằn vặt của chuyện cũ đời mình, tôi xin tặng bạn làm hành trang, để lạc quan bước đến bến hạnh phúc” – anh viết. 

{keywords}
Anh Khang được nhiều bạn đọc trẻ yêu thích, gọi là "Hoàng tử làng sách".

Anh Khang đã có 7 quyển sách trong 6 năm hành nghề viết. Anh chủ yếu khai thác chuyện tình yêu tuổi trẻ trong các sách của mình. Cây bút trẻ gây chú ý vì hay viết buồn nhưng theo anh thì đó là cách để “đồng khổ” với bạn đọc. Năm 2018 là lần thứ 3 anh tham gia Hội sách TP HCM. Trước đó, cuốn “Buồn làm sao buông” đứng đầu bảng best-seller của Hội sách lần VIII năm 2014 và cuốn “Thương mấy cũng là người dưng” về nhì bảng xếp hạng này của Hội sách lần IX năm 2016.

Gia Bảo