Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo ước đạt 4,4 triệu tấn và đạt kim ngạch 2,2 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Giá gạo xuất khẩu bình quân các tháng đầu năm 2018 được đánh giá là cao hơn cùng kỳ năm 2017 (giá bình quân 7 tháng là 507 USD/tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2017). Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 với 24,7% thị phần. Tuy nhiên, lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 927 nghìn tấn với kim ngạch 491 triệu USD, giảm 33% về khối lượng và giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Theo dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ khởi sắc do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Iraq và các nước châu Phi tăng mạnh.
Cơ quan chức năng nhận định, từ giờ đến cuối năm gạo Việt xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh gay gắt với đối thủ Thái Lan và Ấn độ |
Cụ thể, Philippines có nhu cầu nhập khẩu thêm 500.000-800.000 tấn từ nay đến cuối năm để bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt và ổn định giá gạo trong nước; các doanh nghiệp Trung Quốc vừa qua cũng đã làm việc với các doanh nghiệp ĐBSCL để tìm cơ hội hợp tác trong thương mại gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lớn của nước này. Indonesia và các nước châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu trong các tháng cuối năm để đối phó với sản xuất suy giảm do bão lũ, Hàn Quốc cũng sẽ mở thầu mua thêm 92.783 tấn gạo lứt hạt trung và dài vào ngày 3/9/2018, giao hàng từ 30/11 đến 31/12/2018.
Ngoài ra, sản lượng lúa của Campuchia sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của lũ lụt liên tiếp từ cuối tháng 7 vừa qua có thể khiến xuất khẩu gạo của Campuchia trong các tháng tới giảm sút. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cao cấp của Việt Nam tiếp cận các thị trường nhập khẩu truyền thống của Campuchia như Trung Quốc, châu Âu để cung cấp nguồn thay thế.
Đó là chưa kể, mới đây gạo Việt đã được “cởi trói” khi Chính phủ đã thông qua Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo (có hiệu lực từ ngày 1/10/2018) thay thế cho Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Theo các chuyên gia trong nhành, Nghị định 107 đã nới lỏng các quy định về kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như đơn giản hóa thủ tục hải quan cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Với gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng xuất khẩu không cần có giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông.
Chính sách thông thoáng này sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường mà không cần ủy thác qua doanh nghiệp khác, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đang có nhu cầu tiêu thụ lớn từ các thị trường như Trung Quốc, châu Âu, châu Phi, Iraq, Cu Ba, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Mặc dù có rất nhiều lợi thế từ chính sách cho tới thị trường, song Cục chế biến và Phát triển thị trường nông cảnh báo, thế mạnh Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với đối thủ là Thái Lan và Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Theo đó, ngành gạo Việt sẽ phải cạnh tranh về giá từ các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ khi giá xuất khẩu của các nước này liên tục giảm do đồng Baht và đồng Rupee suy yếu so với đồng USD. Ngoài ra, gạo Việt Nam còn gặp phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan về chất lượng và phương thức phân phối vào thị trường lớn như Trung Quốc khi đã có 19 doanh nghiệp Ấn Độ chính thức được chấp thuận xuất khẩu gạo không phải là gạo basmati sang nước này và Thái Lan đã ký thỏa thuận cung cấp 10.000 tấn gạo cao cấp sang thị trường này thông qua kênh thương mại điện tử.
Với điều kiện xuất khẩu đã được Chính phủ nới lỏng thông qua Nghị định mới, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới, nhất là với đối thủ Thái Lan.
Tâm An - Hoàng Oanh - Văn Chuyên
Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó
Bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế, thế nhưng, ngành gạo Việt lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp lên 50%.
Gỡ được nút thắt này, vượt Thái Lan đâu có gì khó
Vải “được mùa, được giá”, gạo Việt vượt Thái Lan về giá hay thịt lợn tươi lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch,... Trước tín hiệu đáng mừng, nhiều chuyên gia nhận định, những nút thắt đang được gỡ dần tạo đà cho nông nghiệp Việt bứt phá.
Việt Nam đột phá, làm điều Thái Lan đã có từ thế kỷ trước
Đây chính là điều Thái Lan đã làm được trong thế kỷ trước và nay Việt Nam đang mơ ước thành công với mô hình này.
Vượt Thái Lan: Thế mạnh số 1 Việt Nam làm điều chưa từng có
Trong tháng 6/2018, giá gạo Việt xuất khẩu cao hơn hẳn so với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ.
Bất ngờ vượt Thái Lan, thế mạnh Việt Nam thoát phận lép vế
Sau nhiều năm bị lép vế trước đối thủ Thái Lan, thế mạnh gạo xuất khẩu Việt Nam đã khởi sắc, vượt Thái Lan về giá.