Theo trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 25/7, thế giới ghi nhận hơn 15,9 triệu ca nhiễm và gần 642.000 người tử vong vì đại dịch. Số hồi phục đạt khoảng 9,7 triệu trường hợp.

{keywords}
Brazil tiếp tục là tâm dịch nóng thứ 2 thế giới. Ảnh: BBC

Mỹ và Brazil mỗi nước đều ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm mới và hơn 1.000 bệnh nhân tử vong trong vòng 24 giờ qua, tiếp tục dẫn đầu toàn thế giới. Ở Ấn Độ, tình hình Covid-19 cũng diễn biến rất nghiêm trọng.

WHO lo ngại Covid-19 gia tăng ở châu Âu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên các nước châu Âu áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nếu cần thiết vì số ca mắc Covid-19 ở châu lục này đang gia tăng.

Theo thống kê, số trường hợp dương tính với virus corona ở châu Âu đã lên tới hơn 3 triệu người, chiếm khoảng 20% tổng số ca nhiễm trên toàn cầu, trong khi số tử vong chiếm hơn 32%.

Theo phát ngôn viên của WHO, số ca dương tính tăng cao trở lại tại một số nước sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng và thực tế này rất đáng lo ngại.

Trong 2 tuần qua, Kyrgyzstan là nước có tình hình dịch bệnh diễn biến tồi tệ nhất châu lục, cứ 100.000 dân thì có 335 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Trong khi đó, Bỉ thông báo ca Covid-19 trẻ nhất tử vong, với nạn nhân là một bé gái 3 tuổi. Trường hợp này chứng tỏ không một ai có thể miễn nhiễm trước đại dịch.

Hong Kong có số ca nhiễm cao nhất trong ngày

Hong Kong thông báo ghi nhận thêm 123 bệnh nhân Covid-19, bao gồm 115 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong 24 giờ qua. Đây là mức cao nhất về số ca lây nhiễm trong một ngày ở Hong Kong kể từ khi dịch bùng phát.

Sau khi phân tích các mẫu virus, Chủ nhiệm Khoa Y dược Đại học Hong Kong Gabriel Leung nói rằng dịch bệnh tái bùng phát có thể bắt nguồn từ các ca nhiễm ngoại nhập. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể là đặc khu hành chính này cho phép các thủy thủ không phải cách ly trong quá trình thay đổi tàu. Họ đi vào cộng đồng, sử dụng phương tiện công cộng hoặc taxi đi khắp nơi làm virus lây lan.

Chính quyền thành phố Đại Liên Trung Quốc thông báo sẽ triển khai thêm một đợt xét nghiệm trên diện rộng nhằm ngăn chặn các ổ dịch nhỏ bùng phát.

Hàn Quốc cấp phép lưu hành thuốc Remdesivir

Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm, cơ quan giám sát an toàn thuốc của Hàn Quốc, thông báo nước này đã cấp phép lưu hành thuốc kháng virus Remdesivir, dược phẩm được chứng minh hiệu quả trong điều trị Covid-19.

Remdesivir hiện được bán với tên thương mại Veklury, là sản phẩm của hãng dược Mỹ Gilead Sciences.

Trong thông báo, Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc cho biết, kết quả thử nghiệm lâm sàng vớiVeklury do 73 cơ quan y tế ở 10 quốc gia trên thế giới tiến hành cho thấy thời gian điều trị bệnh nhân Covid-19 thể rút ngắn xuống khoảng 31%. Theo bộ này, quyết định mới giúp Hàn Quốc ứng phó tốt hơn trước khả năng xảy ra các đợt bùng phát dịch mới.

Đến nay đã có Nhật Bản, Singapore và Liên minh châu Âu (EU) ra quyết định tương tự đối với Remdesivir.

Thanh Hảo

Mỹ vượt 4 triệu ca Covid-19, tiết lộ tốc độ lây lan khủng khiếp

Mỹ vượt 4 triệu ca Covid-19, tiết lộ tốc độ lây lan khủng khiếp

Hôm 23/7, số người nhiễm dịch Covid-19 ở Mỹ đã chính thức vượt qua mức 4 triệu, trong khi tổng số ca nhiễm trên toàn cầu là hơn 15,6 triệu.

Nga chưa thoát làn sóng dịch thứ nhất, Hong Kong tăng cường giãn cách xã hội

Nga chưa thoát làn sóng dịch thứ nhất, Hong Kong tăng cường giãn cách xã hội

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi và đến nay đã lây nhiễm cho trên 15,3 triệu người, trong đó 625.088 người đã tử vong.