Thương vong do sóng thần ở Eo biển Sunda, nằm giữa hai đảo Sumatra và Java của Indonesia, đã lên đến hơn 1.000 người.
Kinh hoàng khoảnh khắc sóng thần cuốn phăng ban nhạc đang diễn
Sóng thần Indonesia: Thông tin về tình hình người Việt
Iran nã rocket "dằn mặt" tàu sân bay Mỹ
Sóng thần cao khoảng 5m đã ập vào bờ sau khi núi lửa Anak Krakatau phun trào tối ngày 22/12. Theo số liệu được Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia công bố chiều 23/12, có tới 222 người thiệt mạng, 843 người bị thương và 28 người vẫn mất tích. Cơn thiên tai đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà và công trình công cộng.
Cơn thiên tai đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà và công trình công cộng. (Ảnh: AP) |
Phát ngôn viên Sutopo Purwo Nugroho của cơ quan này cho biết, thương vong sẽ tiếp tục tăng vì công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra. Các trung tâm y tế chưa có báo cáo cụ thể, trong khi số liệu từ các địa điểm chịu ảnh hưởng đang trong trạng thái cập nhật.
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Indonesia để tìm hiểu thông tin và được biết tính đến 10h30 sáng nay chưa ghi nhận có người Việt Nam nào bị ảnh hưởng trong trận thiên tai này.
Anak Krakatoa là một trong số 127 núi lửa đang hoạt động tại Indonesia, hình thành vào khoảng nửa thế kỷ trước, sau khi xảy ra vụ núi lửa Krakatoa phun trào năm 1883.
Các tin quan trọng khác trong ngày 23/12:
- Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận nước này đã cử một đội tiền trạm tới Triều Tiên để chuẩn bị cho lễ khởi công dự kiến trong ít ngày tới, liên quan tới dự án chung hiện đại hóa tuyến đường sắt và đường bộ ở Triều Tiên nhằm kết nối hai nước.
- Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối giá cả leo thang. Họ hô vang khẩu ngữ "công việc, bánh mì, tự do" và mang theo khẩu hiệu liên quan phong trào Áo vàng ở Pháp.
Trong khi đó, một số người Canada ở các thành phố cũng mặc áo vàng đổ ra đường biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau.
- Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thông báo đã giải tán Hội đồng Lập pháp Palestine (PLC), cơ quan lập pháp (Quốc hội), nhằm gây sức ép để tổ chức Hamas chấp thuận các đề xuất về hòa giải dân tộc. Hamas phản đối việc này, cho rằng như vậy sẽ hủy hoại hệ thống chính trị và gây chia rẽ nội bộ Palestine.
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định Tổng thống Donald Trump chưa bao giờ đề nghị cách chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, dù ông thường phản đối chính sách tăng lãi suất của ngân hàng này. Những lời này được đưa ra giữa lúc có một số thông tin cho rằng ông Trump định sa thải người đứng đầu Fed.
- Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Agni-IV có tầm bắn 4.000km. Tên lửa đất-đối-đất chiến lược này dài 20m, nặng 17 tấn, được phóng đi tại bãi thử tích hợp trên đảo Dr Abdul Kalam, ngoài khơi bang Odishi, miền đông Ấn Độ.
- Trong nỗ lực xoa dịu mối quan ngại trong nước liên quan tới quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định nước này sẽ vẫn hành động chống lại Iran tại Syria.
- Hai vụ nổ xảy ra liên tiếp gần Phủ tổng thống Somalia khiến 20 người chết, gồm cả dân thường và nhân viên an ninh, và hơn 40 người bị thương.
Thanh Hảo
Iran nã rocket "dằn mặt" tàu sân bay Mỹ
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã tập trận rầm rộ và nã hàng chục quả rocket ở Vùng Vịnh ngay sau khi một hàng không mẫu hạm Mỹ đi vào vùng biển này.
Sóng thần Indonesia: Số người thương vong tăng vọt
Nhà chức trách Indonesia thông báo, sóng thần ập đến trong đêm khiến hơn 600 người thương vong và gây tổn thất về vật chất nghiêm trọng.
Sóng thần tấn công Indonesia, thương vong lớn
Ít nhất 20 người thiệt mạng và 165 người khác bị thương sau khi một trận sóng thần do núi lửa phun trào gây ra, tấn công các bờ biển ở Indonesia.
Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Trận chiến sông Dniepr được nhiều sử gia đánh giá là điển hình về giao tranh quy mô lớn và tốc độ vượt chướng ngại nước, đặc biệt nếu tính đến mức kháng cự ác liệt của đối phương.
Thế giới 24h: Cảnh báo lạnh người của Nga
Nga tuyên bố việc huỷ bỏ một hiệp ước hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh có thể dẫn tới chạy đua vũ trang và xung đột trực tiếp giữa một số khu vực trên thế giới.