Tiktok vừa tổ chức buổi trò chuyện về rào cản giữa phụ huynh và con cái trên không gian mạng, cũng như cách để đồng hành cùng thanh thiếu niên trong cuộc sống Internet.

Hiện nay, thanh thiếu niên được tiếp cận sớm với Internet. Trong đó, nhiều thông tin giả, độc hại, cộng với các hình thức bắt nạt nói chung khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Do đó, nhiều người tìm cách giám sát và theo dõi con em mình khiến mối quan hệ giữa hai thế hệ lỏng lẻo hơn.

{keywords}
Thay vì cấm cản, bố mẹ nên trở thành bạn bè với con cái trong không gian số. (Ảnh: Hải Đăng)

Bà Trần Vân Anh - Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho rằng thay vì cấm cản, phụ huynh nên lắng nghe và khuyên nhủ con nhiều hơn để tránh tình trạng con học theo tin sai lệch.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách, đại diện Tiktok tại Việt Nam, khẳng định tin giả, tin sai lệch ngày nay có thể bắt gặp qua nhiều hình thức thể hiện từ câu chữ, hình ảnh, video; chủ yếu liên quan đến nội dung gây hiểu lầm, giải trí không lành mạnh, tiếp thị ẩn, nói xấu…

Tin xấu độc không đơn thuần mang tới những kiến thức, quan niệm lệch lạc cho con trẻ mà có thể gây tác hại trực tiếp hoặc có nguy cơ gây tổn thương tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư hay quá trình phát triển của trẻ em. 

Bà Vân Anh cho biết những nội dung tiêu cực như video bạo lực, thông tin 18+, các trào lưu độc hại dẫn đến tổn thương tâm lý hay hành vi tự hại… ngày càng nhiều hơn trên Internet. Do đó, việc các phụ huynh lo sợ, cấm cản thanh thiếu niên và trẻ em sử dụng Internet là có thể thông cảm phần nào, nhưng chưa phải cách tối ưu.

Để hạn chế con cái tiếp cận thông tin xấu độc, bà Vân Anh khuyên cha mẹ xây dựng mối quan hệ tốt với con cái trên các nền tảng trực tuyến. Lên mạng là xu hướng tất yếu của thanh thiếu niên trong thời đại số, nên đôi khi việc cấm đoán có thể trở nên phản tác dụng. Vị chuyên gia này cho rằng phụ huynh cần thấu hiểu và đồng hành cùng con cái trong hành trình số.

Thay vì nơm nớp lo sợ, các phụ huynh hãy bắt đầu sớm: Bắt đầu tập dùng mạng xã hội cùng con, bắt đầu lắng nghe và trò chuyện với con, bắt đầu tham gia một số trào lưu vui nhộn khi rảnh… Dần dà, phụ huynh vừa có thể hỗ trợ con cái, vừa thắt chặt tình cảm gia đình”, anh Minh Hải, một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok nêu ý kiến.

Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng đang phát triển, dễ tiếp cận Internet nhưng đồng thời dễ bị tổn thương, xâm hại trên môi trường này với vô số rủi ro. 

Do đó, bà Vân Anh nhấn mạnh không nên “lên gân” với con trẻ mà phụ huynh nên ân cần nhưng vẫn nghiêm túc, đó là thái độ tốt nhất để trở thành người bạn đồng hành cùng con. 

Để làm được điều đó, các phụ huynh nên chủ động trò chuyện với con về việc phân biệt tin tốt - tin độc hại, dặn các con không nên chia sẻ dữ liệu cá nhân cho bất kỳ ai, để mắt và xây dựng quy ước với con về các nội dung có thể truy cập… 

“Hãy luôn nhớ, cha mẹ làm những việc đó trên tư cách là một người bạn, thậm chí có thể kết bạn trên các nền tảng cùng con. Khi được góp ý, nhắc nhở từ góc độ bạn bè, con cái sẽ dễ mở lòng lắng nghe, tâm sự hơn là phải tiếp thu những yêu cầu hà khắc, cấm đoán…”, bà Vân Anh kết luận.

Hải Đăng

Trẻ em gặp nguy hiểm trên mạng: Những hậu quả không thể nhìn thấy bằng mắt

Trẻ em gặp nguy hiểm trên mạng: Những hậu quả không thể nhìn thấy bằng mắt

Bắt nạt trên mạng ít có di chứng trên thân thể nên cha mẹ khó phát hiện, nhưng hậu quả để lại rất sâu sắc và lâu dài.