Xã hội nào thì chính quyền cũng là tấm gương cho người dân noi theo mà xử thế. Sửa chữa những thiếu sót của cán bộ chắc chắn phải là việc làm đầu tiên.

Đã có thời, con lãnh đạo cấp cao cũng vẫn phải nhập ngũ ra chiến trường như thường. Có ưu ái chăng chỉ là được phép không nhận những ưu ái dành cho mình. Và nay, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện vừa báo cáo những thói xấu không thể không đáng báo động trước Quốc hội.

Tuy hai mà một, đã gọi là mặt trái đương nhiên là những gì xấu xí thô kệch, không hoàn hảo. Thành ngữ Việt chưa xa có câu “Mặt trái của Dư luận ồn ào lên đã nhiều năm nay về hiện tượng “làm quan cả họ”.

Chuyện này không mới nhưng đã phát triển lên một tầm vóc qui mô và trắng trợn hơn. Ngày xưa dân gian có câu thành ngữ “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Đó là thời kì phong kiến. Thời kì đầu của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà đã hầu như quét sạch được tàn dư này. Con bộ trưởng cũng vẫn phải nhập ngũ ra chiến trường như thường, học hành và được bố trí công việc như mọi thường dân khác. Có ưu ái chăng chỉ là được phép không nhận những ưu ái dành cho mình.

Giờ đây như ta thấy chỉ một ông giám đốc sở thôi cũng đã tuyển vào chính cơ quan mình lãnh đạo cả một bầu đoàn thê tử với những bằng cấp học vấn rất đáng ngờ. Có thể tổng kết ngay được những vị trí mà họ được lãnh đạo người nhà sắp xếp cho không ngoài mục đích có thu nhập cao hơn những vị trí khác.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tất nhiên đương sự nào khi bị phanh phui cũng có sẵn một bản giải trình mượt mà êm ái “đúng quy trình”. Khi người ta đã cố tình tìm kẽ hở của “quy trình” thì chắc chắn chẳng có quy trình nào đủ chặt chẽ. Bởi vì những người cố tình lách quy trình thường lại là những người có quyền giải toả hầu hết những vướng mắc của nó. Chưa đủ bằng cấp thì cho đi học thêm, chưa đủ thời gian thì cho vào qui hoạch xa, gần. Sợ nhất là chưa đủ uy tín thì chính mình đứng ra bảo lãnh.

Đạo đức và lối sống suy đồi vô cảm lúc nào cũng có. Ta chỉ có thể hạn chế nó mà thôi. Xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh có vẻ như là một khẩu hiệu hết sức chung chung và không có đích đến cụ thể là người và việc nào. Một người dân đi trên đường vô cảm với tai nạn của đồng bào mình chưa đáng sợ bằng cán bộ xã ở những vùng thiên tai lũ lụt vô cảm với ngay chính hoạn nạn của bà con mình. Họ sẵn sàng bớt xén cả hàng cứu trợ. Vài người còn có sáng kiến đưa chính gia đình mình vào diện hộ nghèo để nhận tiền.

Xã hội nào thì chính quyền cũng là tấm gương cho người dân noi theo mà xử thế. Sửa chữa những thiếu sót của cán bộ chắc chắn phải là việc làm đầu tiên.

“Đạo đức nghề nghiệp sa sút cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh. Lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng lạc, vô cảm có chiều hướng lan rộng. Thói dối trá, đạo đức giả, gian lận trong học hành, bằng cấp; các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, chạy danh, chạy lợi, chạy tội, làm ăn phi pháp, bất chính còn phổ biến” - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Theo bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, cần đẩy mạnh xây dựng đạo đức, lối sống mới. “Khi môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong phú thì con người ít có nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội hay tha hóa, xuống cấp về đạo đức, lối sống”. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò giáo dục đạo đức của văn học nghệ thuật, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Cần có nhiều bộ phim, tác phẩm, vở diễn, chương trình nghệ thuật có chất lượng, góp phần bồi bổ tâm hồn, xây dựng nhân cách, đấu tranh với những biểu hiện xuống cấp đạo đức.

Đỗ Phấn