Xem clip:

Trước đó, bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là nữ, 37 tuổi, từ Philippines về Cần Thơ hôm 15/8. Đây là bệnh nhân 980. 

Hàng ngày, công việc giao nhu yếu phẩm, thức ăn, thuốc uống từ bên ngoài vào buồng bệnh cho bệnh nhân đều do một robot đảm nhiệm. Nhân viên y tế chỉ việc điều khiển robot qua điện thoại di động thông minh. 

{keywords}
Robot do thầy Tâm sáng chế đang được vận hành tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ 

Người sáng tạo ra robot này là thầy giáo trẻ Trần Hoài Tâm (34 tuổi), giảng viên Khoa Kỹ thuật cơ khí, Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ.

Thầy giáo Tâm là cựu học sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ). Do từ nhỏ đã yêu thích, đam mê về điện – điện tử nên sau khi tốt nghiệp THPT, Tâm thi đậu vào ngành Cơ điện tử của Trường ĐH Cần Thơ.

{keywords}
Thầy giáo trẻ Trần Hoài Tâm

“Tốt nghiệp đại học, tôi học tiếp thạc sĩ tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, sau đó về công tác tại Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ đến nay đã được 7 năm”, thầy Tâm chia sẻ.

Hồi tháng 3, trong thời gian giãn cách xã hội, ngoài việc giảng dạy trực tuyến cho sinh viên thì thầy Tâm có thời gian rảnh. Vậy nên khi bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ liên hệ đặt lắp robot để phục vụ trong khu điều trị cho bệnh nhân Covid-19, thầy nhận lời ngay.

“Thấy các y, bác sĩ phải làm việc vất vả, căng thẳng nên muốn san sẻ gánh nặng, chung tay vào việc phòng, chống Covid-19. Vì vậy, tôi đồng ý và bắt tay vào việc chế tạo robot”, thầy Tâm nói.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Mỗi ngày robot mang nhu yếu phẩm vào cho bệnh nhân đang điều trị Covid-19

Từ khi bắt tay vào thiết kế đến lúc hoàn thành, thầy Tâm chỉ mất khoảng 3 tuần, chi phí khoảng 14 triệu đồng.

“Chế tạo robot này đúng với chuyên môn của tôi là cơ điện tử và điều khiển tự động hoá. Những kinh nghiệm tích luỹ được trong lúc giảng dạy, nghiên cứu giúp tôi thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, do những vật liệu về cơ khí, đặc biệt là động cơ, phải đặt hàng ở Sài Gòn và Hà Nội nên kéo dài thời gian chế tạo, hoàn thành robot”, thầy Tâm nói.

Robot do thầy Tâm sáng chế có hai bộ phận gồm: mạch điều khiển và cơ khí, trong đó còn có đèn tín hiệu, camera, thiết bị phát wifi. Được điều khiển theo 2 cách qua remote hoặc qua điện thoại di động (thông qua thiết bị phát sóng wifi gắn trên robot).

{keywords}
Nữ bệnh nhân nhận nhu yếu phẩm do robot mang vào 

Robot di chuyển với tốc độ 5km/h. Sử dụng năng lượng pin và sạc tái sử dụng sau 5 giờ hoạt động liên tục. Nó có thể di chuyển đường dài, lên dốc, xoay vòng, mang nhu yếu phẩm, thức ăn, thuốc uống từ bên ngoài vào buồng bệnh cho bệnh nhân Covid-19 mà không cần y, bác sĩ.

Ngược lại, nó cũng vận chuyển rác thải y tế, rác thải sinh hoạt từ buồng bệnh ra bên ngoài. Bên cạnh đó, các y, bác sĩ cũng giao tiếp được với bệnh nhân thông qua camera gắn trên robot.

{keywords}
 
{keywords}
Thầy Tâm đang giảng dạy cho các sinh viên

BS CKII Hứa Trung Tiếp, Phó Giám đốc bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ cho biết “Nếu không có robot này, nhân viên y tế sẽ buộc phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu vậy, chúng tôi phải sử dụng bộ đồ bảo hộ. Mỗi bộ đồ bảo hộ trị giá khoảng 300.000 đồng mà mỗi ngày, y bác sĩ đi vào nơi điều trị nhiều lần để đưa thức ăn, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân thì sẽ rất tốn kém.

Khi có robot này, chúng tôi chỉ cần ngồi ở bên ngoài điều khiển, giảm được chi phí mua đồ bảo hộ, cũng như giảm sự tiếp xúc trực tiếp không cần thiết giữa nhân viên y tế với bệnh nhân Covid-19"... 

Hiện nay, thầy Tâm đang nghiên cứu, sáng chế thêm thiết bị sát khuẩn và đo thân nhiệt tự động. 

Hoài Thanh  

Hệ thống nhặt rác biển thông minh của sinh viên Đà Nẵng

Hệ thống nhặt rác biển thông minh của sinh viên Đà Nẵng

“Hệ thống nhặt rác biển thông minh” do nhóm sinh viên Đà Nẵng sáng chế đã đoạt được giải thưởng cao trong cuộc thi “eProjects - Dự án sáng tạo, phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp”.