- Từ năm 2019, mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lên. Theo đó, tiền lương, mức hưởng bảo hiểm xã hội cũng như mức đóng bảo hiểm của cán bộ, công chức và người lao động sẽ có những sự thay đổi đáng kể. 

Tiền lương trong và ngoài khu vực Nhà nước đồng loạt tăng từ 2019

Điều chỉnh chênh lệch lương với nữ nghỉ hưu từ năm 2018

1. Tăng lương tối thiểu vùng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Và từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu vùng mới chính thức có hiệu lực.

Cụ thể, các doanh nghiệp thuộc vùng I áp dụng mức lương tối thiểu là 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành);

Các doanh nghiệp thuộc vùng II áp dụng mức lương tối thiểu là 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành);

Các doanh nghiệp thuộc vùng III áp dụng mức lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành);

- Các doanh nghiệp thuộc vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu là 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành).

2. Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ 1/7/2019

Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng thêm 100.000 đồng so với năm 2018.

{keywords}
Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 100.000 đồng so với năm 2018. 

Cụ thể, tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.

Do đó, các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp… đều được tăng lên.

3. Từ tháng 7/2019, lương cán bộ, công chức tối đa là 11,9 triệu đồng

Do mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,39 triệu lên thành 1,49 triệu đồng/tháng nên bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước từ ngày 1/7/2019 cũng được điều chỉnh tăng cho phù hợp với quy định mới.

Với việc bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước được chia thành 6 ngạch (A3; A2; A1; A0; B; C) và 12 bậc hiện nay, việc điều chỉnh mức lương cơ sở cũng giúp mỗi bậc trong từng ngạch tăng một phần so với mức thực lĩnh hiện nay.

Với công chức loại A3, tính lương bậc 1, nhân hệ số 6,2, mức lương thụ hưởng hiện nay là 8,6 triệu đồng/tháng, nhưng từ tháng 7 năm sau sẽ được tăng lên 9,24 triệu đồng/tháng, tăng hơn 600.000 đồng mỗi tháng.

Với các công chức loại A2, thuộc nhóm 1 có hệ số lượng nhân 4,4, mức lương hàng tháng sẽ tăng lên 6,56 triệu đồng từ 6,11 hiện nay.

Theo thống kê, việc tăng lương cơ sở sẽ giúp mức lương công chức, cán bộ các bậc, nhóm tăng 200.000-800.000 đồng tùy hệ số. Trong đó, mức lương tối đa với các cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước sẽ tăng lên mức 11,92 triệu đồng/tháng, hơn 800.000 đồng so với mức thực lĩnh hiện nay. Nếu tính trong vòng 2 năm qua, mức lương tối đa này cũng đã tăng tới 1,5 triệu đồng (mức lương công chức tối đa vào năm 2017 là 10,4 triệu/tháng).

Mức lương công chức thấp nhất cũng sẽ được nâng lên 2,01 triệu/tháng đối với các công chức loại C thuộc nhóm 3, mới khởi đầu và được nhân hệ số lương 1,35.

Mức lương này chưa bao gồm các khoản thưởng, trợ cấp hay phụ cấp đối với từng vị trí cụ thể.

4. Tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội

{keywords}
 

Từ 1/7/2019 mức lương cơ sở thay đổi tăng lên nên các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức lương cơ sở cũng tăng. Cụ thể như sau:

Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: Từ 01/07/2019, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau là 447.000 đồng/ngày; tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.

Tăng trợ cấp một lần sau khi sinh con: Nếu sinh con từ ngày 01/07/2019 trở đi thì người lao động được trợ cấp thai sản là 2,98 triệu đồng, tăng 200.000 đồng so với trước.

Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh: Từ 01/07/2019, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là 447.000 đồng/ngày; tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.

Tăng mức lương hưu tối thiểu hàng tháng: Từ 01/07/2019, mức lương hưu tối thiểu hàng tháng là 1,49 triệu đồng, không còn là mức 1,39 triệu đồng như trước.

Tăng mức trợ cấp mai táng: Từ ngày 01/07/2019, mức trợ cấp mai táng tăng lên 14,9 triệu đồng, thay vì 13,9 triệu đồng như trước.

Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng: Từ ngày 01/07/2019, mức trợ cấp tuất hàng tháng với mỗi thân nhân là 745.000 đồng/tháng; nếu thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp là 1,043 triệu đồng/tháng.

5. Tăng mức lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Khoản 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức lương tính đóng BHXH của người lao động (NLĐ) làm việc trong doanh nghiệp không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Từ 1/1/2019, mức lương tối thiểu vùng điều chỉnh tăng thêm từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng. Vì vậy mức lương để đóng BHXH có cũng tăng theo.

Cũng tại Quyết định này, tiền lương đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tính trên mức lương cơ sở. Do đó khi mức lương cơ sở năm 2019 tăng thì mức đóng BHXH của CBCCVC cũng tăng theo

Cụ thể, từ 1/1/2019, mức lương thấp nhất để đóng BHXH có sự thay đổi như sau:

{keywords}
 

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Thay đổi về tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019

Thay đổi về tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019

Trong năm 2019, sẽ có một số thay đổi về tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của người lao động.