Cách kinh đô ánh sáng Paris gần 10.000 km, trên bờ biển phía Đông của Trung Quốc là một bản sao cao 108 mét của Tháp Eiffel nổi bật trong lòng khu đô thị Tianducheng.

{keywords}

Tháp Eiffel ở Paris (trái) và phiên bản 'nhái' cao bằng một phần ba ở Chiết Giang (phải). Ảnh: Francois Prost

Được mệnh danh là 'Paris của phương Đông', khu đô thị hạng sang này ở tỉnh Chiết Giang được thiết kế theo phong cách cổ điển đặc trưng của Châu Âu. Tại đây, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những phiên bản khác của Khải Hoàn Môn, quảng trường Champs Elysées, đài phun nước ở vườn Luxembourg hay 'bản sao' của Tháp Eiffel nổi tiếng với phía sau là Paris Las Vegas 'nhái' lại theo khách sạn nổi tiếng ở Nevada.

{keywords}

Toàn cảnh Paris ở Châu Âu (trái) và 'kinh đô ánh sáng' ở Trung Quốc (phải). Ảnh: Francois Prost

Khi mới được mở cửa lần đầu tiên cách đây hơn một thập kỷ, truyền thông địa phương đã gọi Tianducheng là thị trấn ma bởi sự hoang vắng của nó khi phần lớn các hạng mục đều chưa được hoàn thiện. Qua thời gian, khu đô thị đặc biệt này dần thu hút được người dân tới sinh sống cũng như khách du lịch tới tham quan và chụp ảnh.

{keywords}

Khu vườn Versailles ở Paris (trái) và ở Tianchudeng (phải). Ảnh: Francois Prost

Tuy nhiên, Tianducheng không phải địa điểm duy nhất ở Trung Quốc phát triển theo mô hình này. Ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, một bản sao khác của thị trấn Jackson nổi tiếng ở thung lũng Wyoming, Mỹ cũng được mô phỏng lại với những bức tượng cao bồi và con đường mang tên 66.

{keywords}

Thị trấn Thames ở Thượng Hải. Ảnh: Paul Reiffer

Các bốt điện thoại đỏ biểu trưng cùng những quán rượu và tượng cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng được đặt dọc theo các dãy vỉa hè ở thị trấn Thames của Thượng Hải. Trong khi đó, thành phố Phúc Châu đã cho xây dựng một phiên bản khác của thị trấn Stratford-upon-Avon của Anh để tưởng nhớ đại văn hào lỗi lạc Shakespeare.

{keywords}

Ngôi nhà nơi đại văn hào Shakespeare sinh ra ở Anh được mô phỏng lại ở Trung Quốc. Ảnh: Nadia Masood

Phụ Dương thì lại xây dựng cho riêng mình một bản sao của tòa nhà Quốc hội Mỹ hay thị trấn Áo nổi tiếng Hallstatt, được UNESCO công nhận là di sản thế giới cũng có một 'người anh em sinh đôi' khác ở Quảng Đông.

{keywords}

Thị trấn Áo Hallstatt (trái) và 'người anh em sinh đôi' ở Quảng Đông. Ảnh: Washington Times

Bianca Bosker, tác giả của cuốn sách 'Sao y bản gốc trong kiến trúc Trung Quốc đương đại' cho biết 'toàn bộ các công trình và những thị trấn nổi tiếng như được vận chuyển bằng máy bay tách khỏi nền tảng lịch sử và địa lý của chúng ở Anh, Pháp, Hy Lạp, Mỹ hay Canada để được đặt ngay ngắn tại Trung Quốc'.

{keywords}

Các kiến trúc sư Trung Quốc tự hào về công nghệ tái tạo của mình. Ảnh: Francois Prost

Trong khi các nhà phê bình cho rằng những công trình này là 'hàng nhái' không hơn không kém thì các kiến trúc sư đứng sau các dự án này lại cho rằng đây là minh chứng rõ ràng nhất cho công nghệ vượt bậc cũng như khả năng tái tạo hoàn hảo những tuyệt tác kiến trúc vĩ đại nhất của thế giới.

Tác giả Bosker cũng chia sẻ thêm rằng 'nếu như trước, Trung Quốc từng coi mình là trung tâm của thế giới thì giờ đây, họ lại biến mình thành trung tâm chứa cả thế giới' trong lòng.

{keywords}

Bức tranh Mona Lisa ở Bảo tàng Paris's Louvre (trái) và ở Trung Quốc (phải). Ảnh: Francois Prost

Bên cạnh những biểu tượng văn hóa, lịch sử đích thực của quốc gia này như Vạn Lý Trường Thành hay Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng thì du khách cũng có thể ghé thăm thêm một 'Châu Âu' khác lạ trong lòng Trung Quốc.

{keywords}

Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách đẩy lùi trào lưu 'Tây hóa'. Ảnh: Francois Prost

Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng được dần đẩy lùi những dự án mô phỏng kiến trúc phương Tây. Theo kết quả một cuộc khảo sát diễn ra ở Trung Quốc thì hơn 400.000 tên làng xã ở nước này đang bị 'Tây hóa' và không còn được đặt theo những tên truyền thống như trước. New York Times cũng đưa tin răng Trung Quốc đã ban hành một quy định cấm sử dụng tên phụ bằng tiếng nước ngoài cho các địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc từ năm 1996 nhằm bảo vệ các di sản văn hóa nước này.

{keywords}

Những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Châu Âu đều được Trung Quốc mô phỏng lại. Ảnh: Francois Prost

Do đó, mặc dù những bức tượng bằng đá cẩm thạch, đài phun nước hay các khu vườn ở Tianducheng có thể giống với Kinh đô ánh sáng nhưng đừng gọi nó là 'Paris'.

Đỗ An (Tổng hợp)