Ví điện tử là đích ngắm của hacker

Theo ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 37 tổ chức trung gian thanh toán, trong đó có 34 ví điện tử. Tính đến hết quý I/2020, Việt Nam đang có 13 triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt, sử dụng với tổng số dư ví vào khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong quý I/2020, có khoảng 225,6 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử, với giá trị giao dịch 77,7 nghìn tỷ đồng.

Đó là những “con số biết nói”, cho thấy tốc độ phát triển đáng kinh ngạc trong việc giao dịch thông qua ví điện tử ở Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, tiềm năng của thị trường này tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Tốc độ phát triển của các ví điện tử trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng mạnh.

{keywords}
Ví điện tử, các cổng thanh toán online đang là đích ngắm của các hacker 

Với người dùng, việc thanh toán qua ví điện tử cũng đang chứng minh sự tiện dụng. Các đơn vị thanh toán đang ngày càng được mở rộng, người dùng có thể mua hàng và thanh toán chỉ bằng một vài thao tác trên điện thoại. Ưu điểm là: không cần mang theo tiền mặt, vừa tiện lợi, lại đảm bảo tính minh bạch trong thanh toán.

Tuy nhiên, ví điện tử nói riêng, cũng như các cổng thanh toán trực tuyến nói chung, đang là đích ngắm của các cuộc tấn công mạng. Theo số liệu của Trung tâm giám sát và phản ứng trên không gian mạng (Công ty An ninh mạng Viettel - VSC), 8 tháng đầu năm 2020, đã phát hiện hơn 3 triệu cảnh báo tấn công mạng vào các hệ thống tài chính, ngân hàng, mạng CNTT một số tỉnh thành trên cả nước. Trong đó 90% nhắm vào các hệ thống tài chính, ngân hàng.

Trên báo chí, mạng xã hội, nhiều bài viết cảnh báo về tình trạng người dùng bị tấn công, lừa đảo ăn cắp tài khoản thanh toán. Từ đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán cũng phải liên tục cập, nâng cấp hệ thống để đảm bảo an toàn cho tài sản, cũng như thông tin của người dùng. An ninh, an toàn trong thanh toán trên ví điện tử được xem là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị cung cấp dịch vụ, cũng là ưu tiên số một của người dùng.

VinID Pay gia tăng tính an toàn cho người dùng

Các chuyên gia tài chính khẳng định, sử dụng ví điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cao cấp như: PCI DSS, Tokenization, 3D-Secure... là một trong những giải pháp gia tăng tính an toàn.
Gần đây, VinID Pay đạt chứng nhận bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất (Level 1) do Hội đồng tiêu chuẩn - PCI Security Standards Council cấp. Đại diện Vingroup cho biết, chứng nhận này là 1 hệ thống hơn 200 yêu cầu, chuẩn mực về: an ninh dữ liệu, chính sách, quy trình, cấu trúc mạng, hệ thống phần mềm. Level 1 của PCS DSS là cấp độ cao nhất, dành cho các ngân hàng và đơn vị phát hành thẻ quốc tế hoặc nhà cung cấp sở hữu trên 6 triệu giao dịch/năm. 

{keywords}

VinID Pay ứng dụng những công nghệ bảo mật tiên tiến nhằm đảm bảo “chiếc ví” của người dùng được bảo vệ tốt nhất 

VinID Pay được biết đến là một trong những ví điện tử có độ phủ rộng trên thị trường hiện nay. Ngoài các kênh liên kết “truyền thống” như: siêu thị, thanh toán hóa đơn, mua sắm online… VinID Pay còn một số dịch vụ hữu ích như: mua bảo hiểm ô tô, mua vé xe khách, mua nhà, thuê giúp việc từ xa… hay những “mối độc quyền” như: mua vé tham dự Sky Tour của Sơn Tùng M-TP, vé live-concert “Truyện ngắn” của Hà Anh Tuấn (đều trong năm 2019).

Đến năm 2020, người dùng VinID Pay còn được sở hữu thêm một “đặc quyền” khác là: thanh toán online với toàn bộ các tiệm tạp hóa có liên kết với VinShop.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1,5 triệu tiệm tạp hóa trải dài từ Bắc vào Nam, hiện diện ở cả các thành phố lớn lẫn vùng nông thôn. Khoảng 40.000 trong số đó hiện đã liên kết với VinShop, và con số này đang không ngừng tăng trưởng. Theo đó, nhiều người dùng chỉ cần bước ra khỏi nhà là có thể mua đồ, thanh toán online qua VinID, không cần tiền mặt. So với việc tìm kiếm các siêu thị mini - vốn chưa quá thịnh hành tại nhiều địa phương ở Việt Nam, để có thể thanh toán online thì đây là một giải pháp tối ưu.

Minh Tuấn