Và như vậy San Francisco sẽ là thành phố đầu tiên của Mỹ cấm sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Công nghệ này xuất hiện trên phim ảnh từ rất lâu trước khi có trong đời thực. Hiện nhiều smartphone được tích hợp công nghệ này, giúp người dùng mở khóa điện thoại mà không phải nhập mật khẩu và đăng ký vân tay.
San Francisco cấm sử dụng nhận diện khuôn mặt |
Về lý thuyết, công nghệ nhận diện khuôn mặt hữu ích trong nhiều trường hợp nhất định, chẳng hạn truy tìm nghi phạm qua hệ thống camera an ninh khắp thành phố.
Tuy nhiên, công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng có nhiều phiền phức, trong một số trường hợp bị lợi dụng để thực hiện việc xấu.
Ngoài ra, công nghệ này rất thiếu chính xác. Theo thống kê gần đây, công nghệ nhận diện khuôn mặt cho kết quả sai lệch tới 96% tại London. Đây là con số không thể chấp nhận được.
Quy định mới của giới chức San Francisco chỉ áp dụng trong phạm vi thành phố. Các địa điểm như sân bay, bến cảng không chịu tác động bởi chúng thuộc quyền quản lý của chính phủ liên bang.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
Theo Reuters, lệnh cấm này sẽ mở đường cho việc cấm hợp tác hoặc sử dụng thiết bị của tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co.
Sắc lệnh viện dẫn Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) 1977, cho phép tổng thống có quyền điều chỉnh các hoạt động thương mại để đối phó với mối đe dọa khẩn cấp quốc gia.
Văn bản này sẽ chỉ đạo Bộ Thương mại phối hợp với các cơ quan khác của chính phủ nhằm vạch ra kế hoạch cụ thể rồi thực thi trong 150 ngày.
Huawei CEO Richard Yu giới thiệu chiếc điện thoại mới của hãng tại Paris hồi tháng 3/2019. Bất chấp sức ép từ Mỹ, Huawei cho biết doanh thu của hãng đã tăng 39% trong vòng 1 năm qua. Ảnh: AP. |
Sắc lệnh này đã được xem xét kỹ càng trong vòng hơn một năm trước khi ban hành. Nó nhắm đến việc bảo vệ chuỗi cung ứng của Mỹ trước các "kẻ thù nước ngoài", theo Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.
"Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, người Mỹ sẽ có thể tin tưởng vào sự an toàn của dữ liệu và cơ sở hạ tầng của chúng ta", ông Ross tuyên bố.
Sắc lệnh được công bố đúng vào lúc Mỹ và Trung Quốc đang leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại, với lý do của Washington là Bắc Kinh có hoạt động thương mại không công bằng.
Sắc lệnh không nêu rõ tên cụ thể của một tập đoàn hay công ty nào, nhưng các quan chức Mỹ từ lâu đã coi Huawei là "mối đe dọa" và tích cực vận động các nước đồng minh không sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei cho thế hệ mạng di động 5G tiếp theo.
Washington tin rằng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi Huawei - nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới, có thể được sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc để phục vụ hoạt động gián điệp.
Huawei liên tiếp phủ nhận những cáo buộc này, nhưng họ vẫn chưa đưa ra bình luận nào với sắc lệnh của ông Trump. Hồi tháng 8/2018, ông Trump đã ký sắc lệnh cấm chính phủ Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei và một nhà sản xuất khác của Trung Quốc là ZTE.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Ajit Pai, người từng gọi Huawei là mối đe dọa an ninh với Mỹ, nhận định về sắc lệnh của ông Trump: "Với những đe dọa bởi thiết bị và dịch vụ từ một số công ty nước ngoài nhất định, đây là bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ mạng viễn thông của Mỹ".