Tham vọng này là hồi chuông cảnh báo cho Châu Á và các khu vực khác.
“Nhân bản” mô hình đô thị Trung Quốc
Port City là một trong ba hòn đảo mới do Trung Quốc tài trợ. Hai phần ba hòn đảo nhân tạo này rộng 269 ha nằm gần cảng container nước sâu sẽ được trao cho nhà phát triển Trung Quốc với một hợp đồng thuê 99 năm.
Công việc khai phá đất đai đã kết thúc vào tháng 1 và các tòa nhà cao tầng đã được xây dựng, với mục đích tạo ra một trung tâm tài chính cạnh tranh với Dubai hoặc Singapore. Khi hoàn thành, dự kiến nó sẽ tăng gấp đôi quy mô của Colombo (thủ đô của Sri Lanka).
Các hòn đảo này hứa hẹn sẽ mang lại sự phát triển cho các quốc gia nghèo như Sri Lanka, đất nước đang chịu đựng hậu quả sau vụ đánh bom vào ngày Chủ nhật Phục sinh chết chóc.
Khi Port City hoàn thành, nó sẽ tăng gấp đôi quy mô của Colombo |
Tuy nhiên, Senanayake, cựu cố vấn của Bộ phát triển các khu đô thị cảnh báo, nó sẽ đi kèm với những “bẫy vay nợ ẩn giấu”. Ông nói: “Hệ thống xử lý nước thải và rác thải của chúng tôi đang bị nứt. Vậy làm thế nào chúng tôi có thể hỗ trợ một thành phố ở đẳng cấp thế giới? Hoặc chúng tôi phải vay rất nhiều để cung cấp dịch vụ này hoặc nó sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho người nộp thuế ở Sri Lanka”.
Còn Dushni Weerakoon, một nhà kinh tế độc lập nói rằng, lãi suất các khoản vay của Trung Quốc đối với Sri Lanka là khoảng 6,5%, gấp đôi so với khoản nợ của các chủ nợ lớn như Ấn Độ và Nhật Bản. Sri Lanka đã phải giao một hợp đồng thuê cảng nước sâu Hambantota 99 năm cho Trung Quốc vì không thể trả nợ dự án trị giá 1,4 tỷ USD cho Bắc Kinh.
Sự thiếu minh bạch trong các thỏa thuận giữa chính quyền địa phương và các nhà phát triển vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với các dự án liên quan sáng kiến “Vành đai và Con đường (BRI)” - một chương trình cơ sở hạ tầng nghìn tỷ đô la trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu của Trung Quốc.
Mô hình Port City Colombo do Trung Quốc xây dựng ở Sri Lanka |
Truyền thông địa phương đưa tin, tại Thành phố Cảng, đại diện nhà phát triển Trung Quốc nằm trong “cơ quan chủ quản” xem xét các quyết định đầu tư liên quan đến đảo nhân tạo. Ông Senanayake cho rằng “Công chúng bị bỏ lại trong bóng tối và không biết về cơ quan quản lý mới này. Nó tạo ra mối quan ngại lớn về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”.
Những lo ngại xung quanh thành phố đảo
Bên cạnh Port City, hai dự án còn lại của BRI là một quần đảo nhân tạo ngoài khơi Malaysia và một đô thị tương lai ở Manila (Philippines). BRI đã gặp phải sự nghi ngờ lớn từ Ấn Độ, Mỹ và gây ra những bất đồng quan điểm trong Liên minh Châu Âu.
Các nhà phê bình cho rằng sáng kiến này sẽ đi kèm với một chi phí nặng nề vì nó sẽ ủng hộ các công ty Trung Quốc và làm trầm trọng thêm vấn đề nợ nần ở một số quốc gia.
Tại Sri Lanka, Malaysia và Philippines, những lo ngại về sáng kiến này ngày càng lớn do tác động của các thành phố đảo lên môi trường, sự thiếu minh bạch xung quanh nguồn tài trợ và khả năng bẫy nợ của Trung Quốc.
Dự án Forest City Malaysia |
Xây dựng các hòn đảo là giải pháp “nhanh và rẻ hơn”, vì nó không yêu cầu di dời hàng ngàn cư dân. Thê nhưng các dự án đã gây lo ngại về xói mòn bờ biển, số phận của ngư dân và ảnh hưởng đến các thành phố lân cận. Tại Philippines, những người phản đối hòn đảo nhân tạo lo ngại nó có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn ở Manila.
Nhà hoạt động người Philippines Mark Anthony Abenir đã viết trên trang web tin tức Rappler vào tháng Hai rằng: “Chúng tôi đã gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề như vậy. Và bây giờ chúng tôi lại làm vấn đề càng trầm trọng hơn?”.
Tại Colombo, luật sư Hemantha Withanage đã kiện nhà phát triển Trung Quốc và chính phủ Sri Lanka, cáo buộc dự án đã được phê duyệt mà không có đánh giá tác động môi trường thích hợp. Dự án cũng đã ảnh hưởng đến sinh kế của 15.000 ngư dân và ông Withanage nói rằng khoản bồi thường cho họ đã "biến mất" vào túi của các quan chức địa phương.
Wang Jiangyu, một giáo sư tại khoa luật của Đại học Quốc gia Singapore cho biết, việc xây dựng đảo là “một phần của bức tranh lớn về sự mở rộng tầm ảnh hưởng Trung Quốc trên toàn cầu được thực hiện bằng những kết nối”. Ông nói rằng Port City sẽ đóng vai trò là căn cứ của Trung Quốc ở Nam Á và là một "dự án kiểu mẫu sẽ giới thiệu những thay đổi lớn mà Trung Quốc có thể mang lại cho các nước khác, đặc biệt là những nước kém phát triển theo BRI".
Quỳnh Hoa (Theo Business Times)
Nhà giàu Trung Quốc rút lui, bất động sản Úc lao dốc
Sự suy giảm của nền kinh tế kể từ giữa năm 2017 và việc không thể rút tiền ra khỏi Trung Quốc đã làm nhiều nhà đầu tư rút lui khỏi nước Úc. Điều này khiến cho thị trường bất động sản Úc lao dốc mạnh.