Theo bản tin Cập nhật thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 15, quý 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” đã tăng 53,9 nghìn so với quý 2.

Theo bản tin này, số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm.

Thu nhập của lao động làm công hưởng lương tăng so với quý 2/2017 và cùng kỳ năm trước.

Thất nghiệp giảm nhẹ về số lượng và tỷ lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ “đại học trở lên” lại tăng mạnh so với quý 2/2017.

{keywords}

Cụ thể, quý 3/2017, cả nước có 1.074,8 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 6,8 nghìn người so với quý 2/2017 và 42,9 nghìn người so với quý 3/2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,21%.

Quý 3/2017 có 610,9 nghìn lao động thanh niên thất nghiệp, tăng 35,8 nghìn so với quý 2/2017, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống mức 7,59%.

Nhưng số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” là 237 nghìn người, tăng 53,9 nghìn người so với quý 2/2017. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51% (quý trước là 3,63%).

Nhóm trình độ “cao đẳng” có 84,8 nghìn người thất nghiệp, tăng 1,9 nghìn người so với quý 2/2017. Tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm nhẹ xuống còn 4,88% nhưng vẫn ở mức cao nhất.

Nhóm trình độ “trung cấp” có 95,5 nghìn người thất nghiệp, tăng 3,1 nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp là 3,77%.

Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp cho rằng quý 2, quý 3 là thời điểm sinh viên đại học các trường đồng loạt tốt nghiệp. Sau khi ra trường, các cử nhân thường phải mất thời gian tìm việc hay trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, thì số lượng lao động có bằng cấp nhưng thất nghiệp tăng lên cũng là điều bình thường.

Tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc từ cổng thông tin điện tử việc làm của Bộ LĐ-TBXH trong quý 3/2017 cho thấy:

Về nhu cầu tuyển dụng lao động: có 164,7 nghìn chỗ làm việc được các doanh nghiệp đăng để tuyển dụng, giảm 89,6 nghìn người (35,2%) so với quý 2/2017. 

Nhu cầu tuyển dụng lao động nam chiếm 47,4% tổng số, tăng 3,8 điểm % so với quý 2/2017 (43,6%). Nhu cầu tuyển dụng của: các công ty “ngoài nhà nước” là 129,7 nghìn người (chiếm 78,8% trong tổng nhu cầu), giảm 38,1% so với quý 2/2017.

Một số công việc có nhu cầu tuyển dụng lớn là “công việc giản đơn” (chiếm 58,7%, tăng 8,9 điểm % so với quý 2/2017); “dệt, may mặc” (chiếm 18,6%, tăng 1,4 điểm % so với quý 1/2017). 

Về nhu cầu tìm việc làm: Số người có nhu cầu tìm việc làm là 41.0 nghìn người, tăng 35,0% so với quý 2/2017. Trong đó, lao động nữ có nhu cầu tìm việc là 18,5 nghìn người (chiếm 45,1%), tăng 4,9 nghìn người (36,0%) so với quý 2/2017. 

Số lượt người có bằng trung cấp tìm việc nhiều nhất, 12,0 nghìn người (chiếm 29,4%) tăng 3,0 nghìn người, tiếp theo là người có trình độ cao đẳng (chiếm 21,2%) và đại học trở lên (chiếm 18,6%), tăng lần lượt là 2,3 và 2,2 nghìn người. Số người tìm việc không có bằng cấp chiếm 19,0%, tăng 2,6 nghìn người so với quý 2/2017. 

Nghề “kế toán - kiểm toán” có số lượt người tìm việc nhiều nhất (8,9 nghìn người, chiếm 21,7%), tăng 1,8 nghìn người so với quý 2/2017, tiếp đến là “công việc giản đơn” (4,5 nghìn người, chiếm 10,9%) tăng 2,1 nghìn người so với quý 2/2017 và nghề “nhân sự” (2,7 nghìn người, chiếm 6,5%) tăng 0,8 nghìn người so với quý 2/2017.

Phương Chi

Nỗi xót xa của một thầy giáo nhân chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp

Nỗi xót xa của một thầy giáo nhân chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp

Anh Thanh Hải, một giáo viên phổ thông cảm thấy xót xa trước câu chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp về quê bán hoa quả, nuôi lợn. Câu chuyện gợi cho anh những suy nghĩ rộng hơn.

Báo Mỹ viết về tình trạng thất nghiệp của cử nhân Việt Nam

Báo Mỹ viết về tình trạng thất nghiệp của cử nhân Việt Nam

Vietnamnet giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Diệu Tú Uyên đăng trên tạp chí Bloomberg đưa ra những con số đáng suy ngẫm về tình trạng thất nghiệp của người trẻ Việt dựa trên trình độ học vấn.

Sinh viên ra trường có kiến thức, đam mê nhưng thất nghiệp

Sinh viên ra trường có kiến thức, đam mê nhưng thất nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 SV tốt nghiệp đại học ra trường. Dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2017 sẽ có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp, đó là con số đáng báo động.

1.300 tỉ đồng đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động

1.300 tỉ đồng đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động

Bộ Lao động thương binh và xã hội đang xây dựng đề án hơn 1.300 tỉ để đưa khoảng 57.000 cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài 

Tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp giảm gần 40%

Tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp giảm gần 40%

Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên giảm mạnh trong quý 1 năm 2017.

Từ cử nhân thất nghiệp tới thầy giáo trường chuyên

Từ cử nhân thất nghiệp tới thầy giáo trường chuyên

Thầy Phan Thành Tâm chia sẻ bản thân đã rất khó khăn mới tìm được phương thức dạy học hiệu quả cho học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Mô hình đào tạo mới giảm bớt thất nghiệp ở VN

Mô hình đào tạo mới giảm bớt thất nghiệp ở VN

Năm 2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là bài toán thực sự làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục. Vậy đâu là hướng đi mới trong việc giải quyết vấn nạn thất nghiệp này