Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: ông Trần Đơn, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Sơn, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an; Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính;
ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; ông Lê Văn Nghị, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thành lập BCĐ Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021 |
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021 có nhiệm vụ xây dựng và ban hành phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2021; tổ chức điều tra thí điểm để hoàn thiện về nghiệp vụ và công tác tổ chức chỉ đạo, triển khai cuộc Tổng điều tra; tổ chức chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra theo đúng phương án được phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định thành lập Tổ Thường trực Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021 giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 307/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021; trong đó nêu rõ: Tiến hành Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm và thủy sản, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhằm phục vụ việc đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Tổng điều tra thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 - Thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 1/3-30/5/2021.
Giai đoạn 2 - Thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 1/7 - 30/7/2021.
Kết quả sơ bộ Tổng điều tra công bố vào tháng 12/2021. Kết quả chính thức công bố vào quý II/2022.
Lê Hiền