Sau 6 năm triển khai, chương trình OCOP đã lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trở thành một giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, gắn với XDNTM.

Tính đến nay, Thanh Hóa đã có 627 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 đến 5 sao. Các sản phẩm thuộc 4 nhóm ngành là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, thảo dược ngày càng khẳng định chất lượng, phong phú, đa dạng... có thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

Khi tham gia Chương trình OCOP, các chủ thể đã gửi gắm tâm huyết của mình trong mỗi câu chuyện sản phẩm, khéo léo lồng ghép, thể hiện được truyền thống lịch sử, tập quán sinh hoạt của người dân và những giá trị văn hóa của sản phẩm; chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường.

Thực tế cho thấy, ở khu vực miền núi xứ Thanh, Chương trình OCOP đã mang đến “làn gió mới” thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Hầu hết các sản phẩm tham gia đều bám sát nhu cầu của thị trường và tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương; nhiều sản phẩm là đặc sản, đặc trưng của vùng miền đã được quảng bá đến người tiêu dùng, như măng khô Yên Nhân huyện Thường Xuân, nếp Cay Nọi của huyện Mường Lát, thịt trâu gác bếp Thợ Rừng huyện Như Xuân... 

W-dji-0504-a-1.jpg
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giảm diện tích nuôi quảng canh để chuyển sang nuôi thâm canh, đa dạng hóa đối tượng nuôi, xây dựng mô hình nuôi theo hướng an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. 
W-dji-0491-a1-1.jpg
Đến nay, toàn tỉnh có 4.100 ha nuôi tôm, tập trung ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nghi Sơn, Quảng Xương, trong đó có 3.500ha nuôi tôm sú, gần 600 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh, năng suất từ 12-15 tấn/ha/vụ (3 vụ/năm).
W-164a6940-a2-2.jpg
Sản phẩm đông trùng hạ thảo của Trung tâm hỗ trợ nông nghiệp VAC ở phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá là sản phẩm nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao của địa phương. 
W-164a6915-a3-1.jpg
Đóng hộp sản phẩm đông trùng hạ thảo của Trung tâm hỗ trợ nông nghiệp VAC.
W-164a6806-a4-1.jpg
Nhân viên của Trung tâm hỗ trợ nông nghiệp VAC chăm sóc, kiểm tra chất lượng sản phẩm đông trùng hạ thảo.
W-164a6715-a6-1.jpg
Sản phẩm tương ớt của Công ty Spico ở phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá được sản xuất theo phương thức truyền thống.
W-164a6711-a7-1.jpg
Sản phẩm tương ớt của Công ty Spico là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao đợt 1 năm 2022. 
W-164a6692-a8-1.jpg
Sản phẩm tương ớt của Công ty Spico được đóng gói, dán nhãn mác.
W-164a6691-a9-1.jpg
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có 158 sản phẩm OCOP (chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm") của 89 xã, phường, thị trấn; trong đó có một sản phẩm được xếp hạng 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao và 117 sản phẩm 3 sao.
W-164a6321-a10-1.jpg
Chăm sóc tôm thẻ chân trắng nuôi trong nhà lưới tại hộ nông dân Lê Văn Tân ở xã Nga Tân, huyện Nga Sơn. 
W-164a5488-a11-1.jpg
Anh Tân đang cung cấp thức ăn cho tôm thẻ chân trắng trong nhà lưới.
W-164a5391-a12-1.jpg
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà lưới giúp tôm tránh dịch bệnh. 

Để đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực lựa chọn, hỗ trợ người dân khai thác, phát triển sản phẩm có thế mạnh, trở thành “sứ giả” góp phần quảng bá văn hóa của từng vùng.

Do đó, để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất có những sản phẩm đặc hữu, đặc trưng, thế mạnh cần mạnh dạn đầu tư sản xuất để gia tăng số lượng, chất lượng, sử dụng bao bì lồng ghép hình ảnh, truyền bá văn hóa địa phương đến với người tiêu dùng. Đồng thời, các địa phương cũng cần tuyên truyền về giá trị văn hóa của sản phẩm để các chủ thể chú trọng lưu giữ, phát huy và người tiêu dùng biết đến, lựa chọn; tăng cường hỗ trợ để các chủ thể, các địa phương tham gia hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng; giới thiệu, bày bán các sản phẩm tại các điểm tham quan, khu du lịch...
 
 

Thạch Thảo và nhóm BTV