“Từ nay ra vào phải khóa cổng đấy nhé, thằng nghiện nó về rồi đấy”. Cư dân trong con ngõ nhỏ truyền tai nhau cái tin sốt dẻo ấy và dặn người trong nhà phải chú ý, hết sức cẩn thận.

1. Bấy lâu bà Huyền đi ô sin trên thành phố, căn nhà bỏ không, nghe đâu bà ấy định bán đi rồi về quê dưỡng già nhưng do lắm kẻ dèm pha về cái lí lịch đen: “Chồng ung thư chết sớm, con nghiện ngập bỏ đi" mà nhiều người đến hỏi rồi một đi không trở lại, kẻ trở lại thì lại dìm giá thê thảm. Thế nên nhà ấy cứ đóng cửa cho tới ngày cái thằng nghiện ấy nó trở về. Cửa chính, cửa phụ được mở toang, xua đi cái không khí ẩm thấp, có hơi người, căn nhà lại hồi sinh sức sống như chưa từng bị bỏ hoang bấy lâu. Nhưng trái với sự hồi sinh của căn nhà hoang thì sự trở về của chủ căn nhà lại làm bao trùm lên cả con ngõ một tâm trạng cảnh giác đến bất thường.

Người ta không ai muốn tiếp xúc với "thằng nghiện" và lại ngầm để ý, theo dõi nhất cử nhất động của hắn.

2. Con ngõ ấy là ngõ cụt nên vốn ít người ra vào, vì thế tôi rất yên tâm khi con trai xin phép dược ra ngõ tham gia vui chơi với các bạn. Nhất là những buổi tối mùa hè, để tránh cái nóng hầm hập, từ người lớn, trẻ nhỏ ai cũng đổ xô ra ngõ để tận hưởng những cơn gió mát lành tự nhiên. Ấy vậy mà từ lúc có sự xuất hiện của “thằng nghiện” dường như không ai bảo ai cũng cứ bắt bọn trẻ ở trong nhà và khóa cửa chỉ cho phép chơi trong sân. Đôi khi nhìn con ngõ rộng rãi sạch sẽ mà vắng bóng người, yên tĩnh lạ lùng ai cũng tiếc nuối cho tháng ngày yên bình trước đó.

Con trai tôi mấy lần hỏi mẹ:
- “Sao không cho con ra ngõ chơi với các bạn nữa ạ?”.
- “Ngoài ngõ có Ông ba bồ bắt trẻ con đấy.”

{keywords}

Trong lúc nói chuyện ở cơ quan, có lần tôi cũng kể về sự bất an khi sống trong ngõ có “thằng nghiện” nhất là khi chồng tôi thường làm công trình xa, ít ở nhà. Hầu hết đồng nghiệp trẻ đều khuyên tôi nên cảnh giác hơn nữa. Riêng bác cao niên nhất phòng phán một câu: Cứ bảo sao, người ta có cai nghiện rồi cũng mắc lại. Những người xung quanh có ai chơi với đâu mà tái hòa nhập được.

3. Thấm thoát thời gian "thằng nghiện" về đây cũng đã được gần 1 năm. Tình hình an ninh vẫn thấy rất ổn định, không có bất cứ vụ trộm cắp nào xảy ra nên mọi người cũng bớt cảnh giác hơn. Có người nghĩ: Có khi có "thằng nghiện" nên bọn trộm cắp không đến nữa. Người ta lại bắt đầu cho trẻ nhỏ ra ngõ chơi. Thấy các bạn được ra ngõ chơi, con trai tôi cũng xin phép mẹ và được đồng ý. Nhìn thằng bé ôm quả bóng lon ton chạy ra ngõ vẻ đầy phấn khích, tôi lại thấy buồn cười và thương cậu ta thời gian qua bị ép ở trong nhà suốt.

Khi nấu cơm xong mà chưa thấy con về tôi ra ngõ tìm con thì phát hiện các bạn nhỏ đã về nhà hết chỉ còn mình con tôi đang chơi bóng với “ thằng nghiện”:
- Tôm, về nhà ngay.
- Mẹ cho con chơi một tí nữa thôi.
- Không.
Thằng bé quay sang nói với "thằng nghiện": - Mai mình chơi tiếp bác nhé?

"Thằng nghiện" đưa mắt nhìn tôi, ánh mắt thân thiện, ngượng ngùng và nài nỉ như bảo tôi rằng “hãy đồng ý đi” làm tôi có chút bối rối. Thế nhưng chẳng hiểu thế nào tôi lại nói “không” và ánh mắt đang chứa đựng niềm tin, đang chờ đợi một sự đồng ý tự nhiên cụp xuống, rũ buồn. Cái buồn thoáng qua đó chợt làm dấy lên trong lòng tôi một niềm day dứt, hối hận. Trong thâm tâm tôi tự hỏi, tại sao tôi không thể nói “ ừ” cho dù chỉ là nói suông tại lúc đó mà thôi?

Ngày hôm sau, thằng bé lại hỏi tôi:
- Mẹ cho con ra ngõ chơi một chút thôi nhé? ( Thằng bé đã ôm sẵn quả bóng nhựa trước bụng, vẻ mặt đầy háo hức)
- Không, ở nhà, ra ngõ có ba bồ đấy.
- Mẹ nói dối, không có ba bồ.
- Không là không.
- Con ứ chơi với mẹ nữa.

Mặc cho thằng bé đang khóc dỗi, tôi vẫn không đồng ý. Đúng lúc đó, tôi thấy “thằng nghiện" đứng trước cổng nhà, hắn nhìn vào nhà, và đang nghe câu chuyện của mẹ con tôi. Tôi bắt gặp ánh mắt của hắn, ánh mắt trách cứ, ánh mắt buồn và đầy u uất. Lại cảm giác day dứt, áy náy, hối hận thực sự làm tôi không thoải mái suốt cả buổi tối.

4. Mấy hôm nay thời tiết oi bức quá, thằng bé có dấu hiệu chán ăn, tôi phải dỗ ăn rong ngoài ngõ mãi nó mới chịu ăn gần hết một bát nhỏ:
- Chị Lan, nhà chị có gì cháy kìa, khói bốc khét lẹt kìa.
Ôi, thôi chết, nồi thịt kho tàu trên bếp gas tôi để nhỏ lửa rồi ra ngõ đút cơm cho con mà quên khuấy đi mất.

Vì liên quan tới gas nên ai cũng sợ có phát nổ xảy ra nên không có ai dám chạy vào nhà tôi kiểm tra giúp. Mặc dù rất sợ nhưng không có ai giúp nên tôi liều chạy vào nhà, đang lúc không nhìn thấy gì và thấy khó chịu giữa làn khói đen mù mịt khét lẹt thì có bàn tay đàn ông kéo lấy tay tôi và đẩy tôi ra ngoài .
- Cũng may mà tắt kịp bếp. Tôi khóa bình gas rồi nhưng cái nồi thịt kho của chị thì phải bỏ đi rồi.
- Dạ, cảm ơn …anh. (Tôi lí nhí trả lời, còn chưa lấy lại được bình tĩnh).
Người “hùng” đã lao vào đám khói ấy để giúp tôi không ai khác chính là “thằng nghiện”.

5. - Con chào bác chưa?
- Anh cho thằng bé chơi cùng nhé? Em phải nấu cơm nên không ai trông chừng lúc nó chơi.
- Được thôi, nếu chị không ngại.

Vậy đấy, nơi nơi đều thấy bảng biểu kêu gọi chống kì thị tái hòa nhập, nếu được hỏi phần đa ai cũng rất ủng hộ điều đó nhưng thực ra trong lòng bạn tự dựng nên những rào cản thì làm sao những người như anh Tân có thể tiến đến gần bạn được, nói chi đến việc” tái hòa nhập”?

Có phải lúc nào cũng có cơ hội cho những con người “ lầm lạc” trở thành anh hùng để được thừa nhận mình trong sạch và được chào đón về với cộng đồng? Và hơn hết có nhất thiết họ phải đem tính mạng mình chứng minh sự thay đổi của mình để đổi lấy sự chào đón của mọi người hay không? Đừng kêu gọi, đừng hô hào, đừng treo băng rôn, khẩu hiệu mà hãy cho nhau một ánh nhìn trìu mến thôi là đủ sức phá bỏ đi rất nhiều hàng rào vô hình trong lòng mỗi chúng ta.

Phạm Thị Quyên-MS109
(Bài dự thi Đôi mắt và Cuộc sống)

Được sản xuất bởi công nghệ hiện đại từ Canada, pms-Super MaxGo có công thức ưu việt cung cấp dưỡng chất đồng bộ cho các bộ phận của mắt, là một liệu pháp khoa học cần thiết để hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt một cách hữu hiệu, giúp cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hóa mắt và tăng cường thị lực, hỗ trợ các chứng bệnh về mắt.

Là sản phẩm uy tín của nhà sản xuất và phân phối lớn với số lượng và hàm lượng các chất trong công thức phù hợp pms-Super MaxGo là sản phẩm phù hợp với các đối tượng như người thường xuyên sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử, người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, người trung niên và người già, người ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết cho mắt, người hay thức khuya, tư thế làm việc không hợp lý, học sinh, sinh viên học nhiều với cường độ cao?

Viên bổ mắt pms-SuperMaxGO hân hạnh tài trợ cuộc thi Đôi mắt và cuộc sống. Mọi thông tin về sản phẩm, truy cập: www.pms-supermaxgo.comhoặc liên hệ Hotline 1900.5555.79.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

{keywords}