Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố kế hoạch chuyển nhượng một phần vốn sở hữu tại hai ngân hàng con SHB Lào và SHB Campuchia. Tỷ lệ chuyển nhượng chưa được ban lãnh đạo tiết lộ.

Đây là một thông tin tích cực tiếp theo đối với SHB sau khi ngân hàng này tái cấu trúc thành công sau gần 10 năm sáp nhập Habubank. Sự tham gia của các nhà đầu tư được cho là sẽ mang lại hiệu quả cao cho cả ngân hàng mẹ SHB tại Việt Nam và hai ngân hàng con tại Lào và Campuchia cũng như lợi ích cho cổ đông.

SHB sẽ thu về nguồn thặng dư vốn đáng kể, có thể tính bằng đơn vị nghìn tỷ đồng. Đồng thời, động thái này sẽ giúp nâng cao uy tín, hình ảnh của SHB trên thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước.

Theo SHB, cả hai ngân hàng tại Lào và Campuchia đã có vị trí nhất định trong hệ thống ngân hàng nước sở tại và kinh doanh có lãi năm gần nhất. SHB Lào hiện có vốn điều lệ 50 triệu USD và ghi nhận 85 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2020. Số huy động vốn thị trường 1 đạt 378 tỷ đồng và dư nợ tín dụng là 2.458 tỷ đồng.

{keywords}
Ông Đỗ Quang Hiển.

SHB Campuchia có vốn điều lệ 75 triệu USD, lãi 165 tỷ đồng trong 2020, huy động 1.417 tỷ đồng và dư nợ tín dụng quy đổi ước đạt 6.721 tỷ đồng.

"Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.

Theo Nghị quyết của HĐQT, ngày 07/05/2021 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% theo phê duyệt của NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 10 cổ phiếu)"

Tại ĐHCĐ thường niên 2021, SHB cho biết sẽ trả cổ tức năm 2019 và 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ lần lượt là 10% và 10,5%. Đồng thời, SHB muốn chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.500 đồng/cp. Nếu hoàn thành các phương án này, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng mạnh lên hơn 26.600 tỷ đồng.

Kế hoạch lợi nhuận cũng rất ấn tượng với hai kịch bản. Trong trường hợp SHB hoàn thành việc chào bán phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng trong quý III/2021, lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự kiến đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2020. Còn nếu hoàn thành trong quý IV, thì lợi nhuận dự kiến là 5.828 tỷ đồng, tăng 78%.

SHB cũng cho hay đã hoàn thành hồ sơ chuyển đăng ký niêm yết trên HOSE. Thời điểm chuyển sang sẽ thực hiện theo quyết định của HOSE, Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Hơn một năm qua, cổ phiếu SHB tăng mạnh, từ mức 6.000 đồng/cp hồi đầu 2020 lên mức gần 28.000 đồng/cp như hiện tại. Vốn hóa của ngân hàng tăng thêm cả tỷ USD. Theo ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB, điều đó cho thấy SHB nhận được sự quan tâm đầu tư, khẳng định được giá trị của ngân hàng trong hiện tại và tương lai.

Ngân hàng của Bầu Hiển cũng có kế hoạch tìm nhà đầu tư chiến lược, với tiêu chí: có năng lực, gắn bó lâu dài, ít nhất 3-5 năm,... Giá bán cổ phiếu không thấp hơn giá giao dịch trên sàn trong một thời gian.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index giảm về ngưỡng 1.220 điểm.

Theo BSC, thị trường đã có một phiên giao dịch trong sự thận trọng của nhà đầu tư, tuy nhiên đến phiên chiều 22/4 bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh và tới cuối phiên VN-Index giảm mạnh tới hơn 40 điểm. Dòng tiền đầu tư tiêu cực với 18/19 nhóm ngành giảm điểm và khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản giảm so với phiên 20/4. Theo đánh giá của BSC, trong dài hạn VN-Index vẫn có xu hướng đi lên, tuy nhiên trong ngắn hạn có thể điều chỉnh về ngưỡng 1200 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/4, chỉ số VN-Index giảm 40,46 điểm xuống 1.227,82 điểm; HNX-Index giảm 9,44 điểm xuống 287,04 điểm. Upcom-Index giảm 1,98 điểm xuống 79,75 điểm. Thanh khoản đạt 24,8 nghìn tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng ngày 23/4, chỉ số VN-Index giảm hơn 5 điểm xuống 1.222 điểm; HNX-Index giảm 8 điểm xuống dưới 279 điểm. Thanh khoản đạt 13 nghìn tỷ đồng.

V. Hà