{keywords}
Startup làm mạng xã hội cho thú cưng tham vọng đạt 100 triệu user, ra về trắng tay

Startup cuối cùng đến với Shark Tank tập 13 vừa phát sóng là hai nhà sáng lập của ứng dụng Pety – Mạng xã hội dành cho thú cưng. Cả hai đến Shark Tank để kêu gọi 100.000 USD đổi lấy 8% cổ phần với mong muốn “có sự đồng hành của các Shark để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho thú cưng”.

Chia sẻ về ý tưởng của ứng dụng Pety, nhà sáng lập Thúy Trần cho biết, cô nhận thấy thực trạng chó mèo bị bỏ rơi rất nhiều, một số ít may mắn có người tử tế nhận nuôi, còn hàng triệu chó mèo khác có thể bị bán vào lò mổ.

Từ câu chuyện thực tế và trải nghiệm của chính bản thân mình, Thúy Trần đã nung nấu ý tưởng làm nên một ứng dụng dành riêng cho thú cưng, ở đó giúp nâng cao và thay đổi nhận thức của người dùng nhìn nhận về thú nuôi. Nhà sáng lập này cho rằng thị trường này tiềm năng, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Do đó, ứng dụng kết nối hệ sinh thái PetCare đã ra đời.

Startup này cho biết, doanh nghiệp của mình đã qua vòng gọi vốn đầu tiên với mức định giá 1 triệu USD, nhà đầu tư đã bỏ 100.000 USD cho 10% cổ phần.

Doanh thu tháng gần nhất là 270 triệu đến từ các nguồn quảng cáo trên mạng xã hội, tư vấn truyền thông cho các nhãn hàng đồ ăn thú cưng và trở thành nhà phân phối online chính thức của các nhãn hàng đồ ăn này. Triển khai gói quảng cáo từ đầu năm 2021, đến nay Pety đã có 20 khách hàng.

“Với 200.000 người dùng mà tụi em target năm nay, em kỳ vọng là 5% sẽ trở thành khách hàng. Ngay lập tức sẽ có 10.000 khách hàng tiềm năng. Cuối tháng 5 đầu tháng 6, cho ra mắt một nhóm tính năng về booking sản phẩm dịch vụ ngay trực tiếp trên app”, Thúy Trần tiết lộ. 

Nhà sáng lập Pety cho biết, tại ứng dụng này, thú cưng sẽ có profile riêng với đầy đủ tên tuổi, giống loài và hồ sơ sức khỏe online. Từ thông tin đó, có thể tùy biến được những sản phẩm dịch vụ cho từng thú cưng. Pety đã có 30.000 người dùng và 12.000 profile thú cưng ở trên app.

Nói về điểm khác với mạng xã hội Facebook, nhà sáng lập lý giải: “Facebook chỉ giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, đó là profile của chủ nuôi. Còn ở Pety đề cao profile của thú cưng, giúp người nuôi thú cưng tìm thú cưng thất lạc và nhận nuôi thú cưng bị bỏ rơi”.

{keywords}
Mạng xã hội thú cưng Pety tham vọng có 100 triệu user

Nhà sáng lập này hi vọng có thể cover được hết toàn bộ thị trường Việt Nam vào năm thứ 3 hoạt động. Hiện Pety cũng đang phát triển 5 ngôn ngữ trên app nhưng “vì nguồn lực có hạn nên tập trung vào thị trường Việt Nam trước và tham vọng là năm thứ 3 sẽ mang ra global”. Đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ của Pety Ngọc Giang cũng bày tỏ tin tưởng, tới năm 2025 Pety sẽ có 100 triệu người sử dụng ở 50 quốc gia khác nhau.

Mạng xã hội này sử dụng AI từ những bước nhỏ nhất như: Tự điều chỉnh để hình ảnh chó mèo hiển thị tốt hơn; sử dụng chatbot và nhân cách hóa ứng dụng; phân tích, nhắc nhở người dùng lịch khám chữa bệnh, tiêm phòng cho chó mèo; thông qua hình ảnh, video… Pety có thể hiểu những vấn đề chó mèo đang gặp phải, từ đó đưa ra các nội dung phù hợp cho người dùng. 

Pety còn có tính năng hỗ trợ tìm kiếm thú cưng thất lạc, giới thiệu và minh bạch chất lượng, giá cả của những phòng khám thú y hiện tại để người nuôi yên tâm trong quá trình khám chữa bệnh cho thú cưng của mình. Thêm một điểm đặc biệt của ứng dụng Pety là “có chức năng wishlist, gồm có thú cưng mà bạn mong muốn được nuôi mà bạn không có khả năng tài chính để mua, kết nối với những người có thú cưng muốn đem cho. 

Với số tiền 100.000 USD có thể kêu gọi từ Shark Tank, cộng với số tiền đã giải ngân trong đợt gọi vốn trước, Pety sẽ dùng 35% cho marketing, số còn lại để xây dựng đội ngũ nhân sự tinh gọn và mạnh để đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng. “Tới quý 3 năm 2023, chúng em bắt đầu có lợi nhuận”, Ngọc Giang khẳng định. 

Shark Bình cho rằng, 100.000 USD để phát triển 1 mạng xã hội thì không ăn thua. Shark Linh nhận định, kế hoạch này quá chậm và cho rằng, gọi vốn cho 1 vòng thì dùng tối đa 1 năm. 

Vị cá mập này cho rằng, làm mạng xã hội rất tốn kém, cần ngân sách lớn, cần vượt qua điểm tới hạn mới có thể tự nuôi được. Shark Bình cũng chia sẻ, từng có một cộng đồng phụ nữ, lúc đầu làm diễn đàn, sau đó phát triển ra các dự án thương mại điện tử, cũng bán hàng và trao đổi nhưng dự án chưa thành công. “Muốn kiến tạo tương lai thì phải học bài học từ lịch sử”, Shark Bình nhấn mạnh.

Shark Hưng đánh giá, ứng dụng có thể có tiềm năng nhưng nghĩ rằng Pety nên thay đổi mô hình kinh doanh, “phát triển cộng đồng là tốt nhưng làm sao để phát triển dòng tiền tốt hơn, việc kinh doanh quảng cáo rất bất ổn.

Dù không nhận được đầu tư, nhà sáng Pety chia sẻ, ý kiến các Shark đưa ra cho Pety đều rất đáng quý đối với startup trong thời gian đầu tư. "Trong đại dịch Covid, Pety cũng đã đi được một quãng đường rất xa, trong thời gian tới sẽ cố gắng 200% nỗ lực hiện tại để làm được một điều gì đó lớn lao”.

Duy Vũ

Shark Hưng chỉ ra điểm yếu bất cứ startup nào cũng có thể gặp phải

Shark Hưng chỉ ra điểm yếu bất cứ startup nào cũng có thể gặp phải

Dù đã quyết định đầu tư vào startup chuyển đổi số trong ngành hàng hải, nhưng Shark Hưng cũng chỉ ra điểm yếu trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp này, nhất là khi hoạt động ở thị trường ngách.