{keywords}
Lốc xoáy tấn công Mozambique, hơn 1.000 người có thể chết

AP dẫn lời Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi nói: “Chúng tôi ghi nhận chính thức là có 84 người thiệt mạng song mọi thứ cho thấy, con số tử vong có thể lến tới hơn 1.000. Đó thực sự là một thảm hoạ nhân đạo khủng khiếp”.

{keywords}
 
{keywords}
 

Nhà lãnh đạo này nói thêm: “100.000 người đang gặp nguy hiểm”.

Ông Nyusi tuyên bố như vậy sau khi có chuyến bay thị sát các khu vực bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy và chứng kiến cảnh tàn phá cũng như những nỗ lực cứu hộ.

{keywords}
 
{keywords}
 

Lốc xoáy Idai là trận bão chết chóc nhất trong nhiều năm qua, tấn công quốc gia nghèo đói tại đông nam châu Phi này.

Lốc xoáy Idai tấn công Beira, thành phố cảng gồm nửa triệu dân của Mozambique vào hôm thứ năm tuần trước (14/3) rồi sau đó đổ bộ vào Zimbabwe và Malawi.

{keywords}
 
{keywords}
 

Tuy nhiên, mất nhiều ngày quy mô thảm họa khủng khiếp này mới được chú ý, do mạng lưới giao thông và thông tin của Mozambique lạc hậu.

Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (IFRC) ngày 18/3 cảnh báo, số người thiệt mạng có thể tăng vọt.

Lốc xoáy gây thiệt hại nghiêm trọng và trên quy mô lớn tại Beira, thành phố miền trung của Mozambique, và khiến nó bị cô lập với phần còn lại của đất nước. 90% Beira bị phá huỷ hoặc hư hại.

“Tình hình vô cùng khủng khiếp. Quy mô phá huỷ là rất lớn. Gần như mọi thứ đều bị phá huỷ. Đường dây liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn và đường sá bị phá huỷ. Một số khu vực bị ảnh hưởng không thể tới được”, LeSeur – chỉ huy nhóm đánh giá thiệt hại của IFRC cho biết trong một báo cáo.

Hiện vẫn còn nhiều người mất tích sau khi lốc xoáy xảy ra.

Mozambique là quốc gia có đường bờ biển dài 2.400 km dọc Ấn Độ Dương. Vào thời điểm này của năm, nước này thường bị ảnh hưởng của các trận bão và lốc xoáy.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Hoài Linh