Ngày 28/3/2005, một trận động đất mạnh 8,7 độ Richter làm rung chuyển hai hòn đảo Nias và Simeulue ở miền bắc Sumatra, Indonesia khiến gần 1.000 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Đây là trận động đất mạnh thứ ba từng tấn công Indonesia kể từ năm 1965.
Thảm họa xảy ra lúc khoảng 23h09 (theo giờ địa phương), khi nhiều người đã bắt đầu say giấc nên số nạn nhân thương vong rất lớn. Các thống kê về số người thiệt mạng dao động trong khoảng 915 - 1.314 người, trong khi số nạn nhân bị thương ước tính lên tới 1.146 người.
Cảnh hoang tàn đổ nát trên đảo Nias sau động đất. Ảnh: People's Daily |
Nơi thiệt hại nặng nề nhất là đảo Nias với hầu hết các ngôi nhà, tòa cao ốc bị đổ sụp, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và đẩy hàng ngàn người khác vào tình cảnh "màn trời, chiếu đất".
Ảnh: AP |
Theo truyền thông địa phương, trận động đất ngoài khơi Sumatra kéo dài khoảng 2 phút. Trong 24 tiếng đồng hồ ngay sau đó đã xảy ra 8 cơn dư chấn mạnh từ 5,5 - 6 độ Richter. Song, may mắn là, chúng chỉ làm khởi phát các đợt sóng thần tương đối nhỏ, gồm một đợt cao 3 mét gây thiệt hại vừa phải đến các cảng, sân bay trên đảo Simeulue và một đợt cao 2 mét gần như vô hại ở bờ tây đảo Nias.
Ảnh: ABC |
Đáng nói, trận động đất ngày 28/3/2005 có tâm chấn nằm ở 30km dưới bề mặt nước biển, cách vị trí xảy ra thảm họa động đất gây sóng thần Ấn Độ Dương vào ngày 26/12/2004 khoảng 150km về phía đông nam. Theo các chuyên gia, đây là kết quả lan truyền ứng suất do trận động đất trước gây ra. Vì vậy, sự cố một lần nữa lại gây ra hoảng loạn trong khu vực vốn vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau sự tàn phá của thảm họa kép trước đó 3 tháng.
Ảnh: AP |
Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương thuộc quản lý của Cơ quan Hải dương - khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) và Chính phủ Thái Lan liên tục phát đi các khuyến cáo. Hàng ngàn người sinh sống tại các vùng ven biển lân cận nơi xảy ra động đất Sumatra như Thái Lan, Malaysia và Sri Lanka được lệnh rời bỏ nhà cửa đi sơ tán tới nơi cao hơn.
Thảm họa động đất bất ngờ khiến ngàn người thiệt mạng |
Ngay sau khi nhận được tin thảm họa, Liên hợp quốc đã bắt tay với Chính phủ Indonesia để xúc tiến các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa nguy cơ thảm họa lớn hơn.
Ảnh: NBC |
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng. Hải quân Mỹ đã điều tàu bệnh viện dã chiến USNS Mercy với 100 giường điều trị tới khu vực ngoài khơi đảo Nias.
Ảnh: AP |
Chính phủ Ấn Độ thông báo viện trợ 2 triệu USD cho các nạn nhân động đất trong khi Australia công bố khoản viện trợ khẩn cấp trị giá hơn 773.000 USD cho những vùng gặp thảm họa. Chính phủ Australia cũng điều các đội y tế và trang thiết bị cứu hộ tới Nias, đồng thời triển khai tàu hải quân HMAS Kanimbla hỗ trợ.
Tuấn Anh
Những lần Mỹ, Nga căng thẳng trục xuất nhà ngoại giao
Việc Mỹ và châu Âu trục xuất gần 100 nhà ngoại giao Nga đã làm căng thẳng giữa Washington và Moscow nóng trở lại.
Cận cảnh đoàn tàu đặc biệt chở lãnh đạo Triều Tiên
Lãnh tụ Kim Nhật Thành và con trai ông, cố chủ tịch Kim Jong Il nổi tiếng với việc sử dụng những đoàn tàu cá nhân được bảo vệ nghiêm ngặt như phương tiện ưa thích cho những chuyến công tác trong và ngoài nước.
Ác mộng 'sóng thần' giữa đêm khiến gần trăm người chết
Khoảng 2h sáng ngày 27/3/2009, đập nước Situ Gintung, ở tây nam thủ đô Jakarta, Indonesia bị vỡ, làm bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư đông người.
Lật lại vụ phi công lao máy bay tự sát chấn động thế giới
Kết quả điều tra tiết lộ một sự thật kinh hoàng: thủ phạm gây ra vụ tai nạn chấn động lịch sử hàng không thế giới ngày 24/3/2015 chính là cơ phó điều khiển máy bay.
Ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử "Trái tim châu Âu"
Ngày 22/3/2016, một nhóm khủng bố đã tiến hành đánh bom tự sát liên hoàn ở Brussels, gây ra vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử Bỉ, nước được mệnh danh là "Trái tim châu Âu".