Người thừa kế Tập đoàn Samsung - Lee Jaeyong đã bị các công tố viên thẩm vấn vào ngày thứ ba vừa rồi về vụ sáp nhập năm 2015 gây tranh cãi. Bên cạnh đó là các cáo buộc gian lận kế toán mà bên công tố viên cho rằng có thể đã giúp ông nắm được quyền kiểm soát đế chế kinh doanh quan trọng nhất của gia đình.
Việc thẩm vấn mang lại rắc rối pháp lý mới cho ông Lee, người đang phải đối mặt với phiên tòa xét xử về tội hối lộ nhằm giành được sự ủng hộ để thành công và có liên quan đến cựu Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất, bà Park Geun-hye.
Các công tố viên đã điều tra nghi ngờ gian lận kế toán tại công ty dược phẩm Samsung Biologics, sau khi cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc cho rằng giá trị của công ty đã bị thổi phồng lên 4,5 nghìn tỷ won (3,64 tỷ USD) vào năm 2015.
Họ cáo buộc rằng Biologics đã vi phạm các quy tắc kế toán nhằm tăng giá trị cho Cheil Industries - chủ sở hữu lớn của công ty. Ông Lee Jaeyong cũng là cổ đông hàng đầu của Cheil Industries, hãng tin Yonhap cho biết.
Tập đoàn Samsung, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với hơn 400 tỷ USD giá trị thị trường, liên tục phải vật lộn với các vấn đề pháp lý trong nhiều năm qua.
Cheil, công ty nắm quyền điều hành hệ thống công viên giải trí và hệ thống Samsung Group’s fashion, đã sáp nhập với công ty nắm giữ tập đoàn Samsung C&T trong một giao dịch năm 2015. Điều này cho phép Lee trở thành cổ đông hàng đầu của Samsung C&T.
Thỏa thuận này bị chỉ trích bởi quỹ phòng hộ Elliott Management của Hoa Kỳ và các nhà đầu tư khác vì họ cho rằng tập đoàn ủng hộ các thành viên gia đình và gây bất lợi cho các cổ đông thiểu số.
Các công tố viên xác nhận ông Lee đã được triệu tập để thẩm vấn vào thứ ba. Một quan chức tại văn phòng công tố viên quận trung tâm thành phố Seoul trước đó cho biết: “Chúng tôi hiện đang triệu tập một người có liên quan đến vụ sáp nhập kế toán và gian lận bất hợp pháp của Tập đoàn Samsung.”
Người phát ngôn của Samsung Electronics, công ty lớn nhất của tập đoàn, nơi ông Lee Jaeyong hiện là phó chủ tịch từ chối bình luận thêm.
Tập đoàn Samsung, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với hơn 400 tỷ USD giá trị thị trường, liên tục phải vật lộn với các vấn đề pháp lý trong nhiều năm qua. Hàng chục giám đốc điều hành hiện tại và trước đây đã bị thẩm vấn, truy tố hoặc bắt giữ về các tội danh liên quan đến tham nhũng và các vấn đề kế toán cho đến phá sản công đoàn.
Ông Lee, 51 tuổi, bị tuyên án bỏ tù khoảng một năm cho đến khi được thả vào đầu năm 2018, sau đó trở lại tòa án để tái thẩm vào năm ngoái khi phạm vi của các cáo buộc sai trái đã được sửa đổi. Lần này, ông Lee tiếp tục phải đối mặt với khả năng ngồi tù.
Tỷ phú Hàn Quốc bất ngờ xin lỗi truyền thông và người dân về những sai phạm của mình khi ngồi ở vị trí lãnh đạo, hơn nữa ông còn cam kết con cái mình sẽ không bao giờ điều hành tập đoàn.
Cuộc chiến pháp lý dai dẳng đã phá vỡ nhiệm kỳ của ông tại vị trí lãnh đạo của Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip nhớ hàng đầu thế giới.
Trong tháng này, tỷ phú Hàn Quốc bất ngờ xin lỗi truyền thông và người dân về những sai phạm của mình khi ngồi ở vị trí lãnh đạo, hơn nữa ông còn cam kết con cái mình sẽ không bao giờ điều hành tập đoàn.
“Tôi đứng đây ngày hôm nay và xin hứa rằng kể từ bây giờ sẽ không còn bất cứ tranh cãi nào về việc kế vị của tập đoàn. Hoàn toàn sẽ không có hành vi vi phạm pháp luật nào nữa.”, ông Lee Jaeyong phát biểu trong cuộc họp báo gần đây. “Trọng tâm duy nhất của tôi sẽ là nâng cao giá trị doanh nghiệp của Samsung.”
Theo GenK/SCMP
Samsung, LG và Apple cạnh tranh khốc liệt phân khúc smartphone tầm trung
Các đại gia công nghệ như Samsung, Apple và LG đã bắt đầu một cuộc cạnh tranh khốc liệt với việc tung ra thị trường một loạt điện thoại thông minh tầm trung mới, với hy vọng thị trường sẽ quay trở lại thời điểm của ba tháng trước.