Thái Nguyên hiện là tỉnh dẫn đầu vùng trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng. Diện mạo nông thôn giàu hơn, đẹp hơn, người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn chính là thành quả sự nỗ lực của phong trào xây dựng nông thôn mới.

Điểm nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh là việc khơi dậy sức dân cùng tham gia, thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng. Người dân chủ động giám sát trong việc thực hiện các nội dung từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, nghiệm thu kết quả và sử dụng, như: đường giao thông, nhà văn hoá, kênh mương... Từ đó, tạo động lực, sự tin tưởng để nhân dân toàn tỉnh cùng chung tay, góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, tỉnh Thái nguyên có 108/126 xã và 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên trong năm 2024 là có ít nhất 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới  nâng cao; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới  kiểu mẫu, 1 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới . Đồng thời tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí ở các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới , nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới  kiểu mẫu. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2025 có thêm 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 1 một huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trên 97% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng với đó, Thái Nguyên thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp, tập trung phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh và các sản phẩm lợi thế, đặc sản của địa phương để tăng thu nhập cho người dân.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh, tiềm năng của các địa phương, nhất là dược liệu, dịch vụ, du lịch; thu hút đầu tư, khuyến khích các chủ thể chế biến sâu các sản phẩm để có giá trị gia tăng cao hơn, làm giàu cho người dân để cùng góp phần xây dựng nông thôn mới giàu đẹp hơn.

W-thai-nguyen-ntm-1-1.jpg
Diện mạo khang trang của khu dân cư nông thôn xã Lương Phú, huyện Phú Bình. Huyện Phú Bình đạt chuẩn NTM năm 2022. 
W-thai-nguyen-ntm-2-1.jpg
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
W-thai-nguyen-ntm-3-2.jpg
Khu dân cư nông thôn xã Lương Phú, huyện Phú Lương thay đổi, khang trang theo tiêu chí NTM. Huyện Phú Bình đạt chuẩn NTM năm 2022. 
W-thai-nguyen-ntm-4-1.jpg
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt trên 36.000 tỷ đồng, hỗ trợ trên 730.000 tấn xi măng cho các địa phương để xây dựng, cải tạo trên 9.000 km đường giao thông, 470 km kênh mương thủy lợi, xây dựng mới được hơn 1.000 công trình nhà lớp học,132 Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, 1.281 nhà văn hoá xóm…
W-thai-nguyen-ntm-5-1.jpg
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt trên 36.000 tỷ đồng, hỗ trợ trên 730.000 tấn xi măng cho các địa phương để xây dựng, cải tạo trên 9.000 km đường giao thông, 470 km kênh mương thủy lợi, xây dựng mới được hơn 1.000 công trình nhà lớp học,132 Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, 1.281 nhà văn hoá xóm…
W-thai-nguyen-ntm-6-1.jpg
Thu hái chè tại Hợp tác xã chè La Bằng, huyện Đại Từ - mô hình phát triển kinh tế theo tiêu chí NTM. Huyện Đại Từ phấn đấu về đích NTM năm 2023. 
W-thai-nguyen-ntm-7-1.jpg
Chế biến chè ở Hợp tác xã chè La Bằng, huyện Đại Từ. Huyện Đại Từ phấn đấu về đích NTM năm 2023.
W-thai-nguyen-ntm-8-1.jpg
Hợp tác xã chăn nuôi Trọng Hùng, thôn Tân Hòa, huyện Phú Bình là mô hình chăn nuôi tổng hợp, phát triển kinh tế theo tiêu chí NTM. Huyện Phú Bình đạt chuẩn NTM năm 2022.
W-thai-nguyen-ntm-9-1.jpg
W-thai-nguyen-ntm-10-1.jpg

Công ty CP may Thành Hưng ở xã Bảo Lý, huyện Phú Bình chuyên may áo khoác xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho gần 80 lao động với mức thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng.

W-thai-nguyen-ntm-11-1.jpg

Công ty CP may Thành Hưng ở xã Bảo Lý, huyện Phú Bình chuyên may áo khoác xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho gần 80 lao động với mức thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng.

W-thai-nguyen-ntm-12-1.jpg
Diện mạo khu dân cư thuộc xã NTM Lương Phú, huyện Phú Bình.
Hồ Nhụy, Hoàng Hiệp, và nhóm BTV