Tiếp sức tích cực, tạo điều kiện để cộng đồng DN sớm vượt qua khó khăn

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình. Trong đó cộng đồng doanh nghiệp bị tác động rất nghiêm trọng.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc buộc phải phá sản đã tăng cao. Phần lớn là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn cũng gặp không ít khó khăn, phải thu hẹp sản xuất.

{keywords}
Các doanh nghiệp Việt đang trong quá trình khôi phục, ổn định sản xuất kinh doanh. 

Dịch bệnh kéo dài, phải thực hiện phong tỏa, cách ly để phòng chống dịch, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy...

Theo số liệu thống kê, tại tỉnh Thái Bình, trong 3 quí đầu năm 2021, gần 300 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh doanh có thời hạn, 43 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể, 60 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Trong bối cảnh này, ngay từ sớm, từ xa dưới sự điều hành của tỉnh và UBND tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp ở Thái Bình đã và đang chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, nhằm thích ứng với đại dịch trong trạng thái bình thường mới.

Với tinh thần chủ động phòng chống dịch từ sớm, từ xa, tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng triển khai các giải pháp quyết liệt để phòng chống dịch bệnh COVID-19, tạo môi trường an toàn cho sản xuất kinh doanh, triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: Gia hạn thuế VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm 100% mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuế đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, hỗ trợ tiền tệ, tín dụng…

Những tiếp sức thiết thực này là động lực để doanh nghiệp yên tâm, sớm khôi phục lại việc sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thích ứng với trạng thái bình thường mới

Là tỉnh nông nghiệp, dịch bệnh kéo dài, phải thực hiện phong tỏa, cách ly để phòng chống dịch, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hàng hóa nông sản bị tồn đọng...

Tuy nhiên, trong "cái khó ló cái khôn", cùng với kênh phân phối truyền thống, Thái bình đã sớm thích ứng, từng bước đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Thậm chí, lãnh đạo tỉnh còn xác định, tận dụng thời cơ, xem là kênh phân phối mới, hiện đại và hiệu quả. Bởi, không chỉ tiện lợi cho người tiêu dùng, sàn TMĐT còn là phao cứu sinh đối với các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh, nông dân, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19

Tham gia giao dịch trên các sàn TMĐT không chỉ giải bài toán tiêu thụ trước mắt trong mùa dịch Covid-19 mà còn giúp nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản bền vững cho tương lai.

Tuy nhiên, TMĐT vẫn là sân chơi khá mới lạ, nhất là ở nông thôn. Với những người đã quen với quy trình sản xuất thủ công, không quá chú trọng hình thức, cách quảng bá, việc đầu tư để phát triển trên sân chơi này vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành và triển khai phần mềm.

Bởi vậy, ngay từ sớm tỉnh đã tổ chức các buổi tập huấn hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tại đây, người tham dự- các doanh nghiệp, người sản xuất, người nông dân, thợ thủ công, tiểu thương đã được phổ biến, giới thiệu về chính sách hỗ trợ, phát triển thương mại điện tử của tỉnh; những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử như: Xu hướng kinh doanh trực tuyến. Thế mạnh của các trang website, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh hàng hóa. Một số kỹ năng bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả như lập tài khoản, phân tích sản phẩm, thị trường, đối thủ, cơ cấu giá, chụp ảnh, làm video, marketing trong và ngoài sàn, chuyển hàng, quản lý dòng tiền, chăm sóc khách hàng và bảo hộ thương hiệụ...

Với cách nghĩ và làm linh hoạt này, Thái Bình sẽ sớm phủ sóng thương mại điện tử tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đây là con người sẽ góp phần giúp phục hồi kinh tế, duy trì đà phát triển, thích ứng với trạng thái bình thường mới.

Minh Phúc