Đậm đà văn hóa biển
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mặt giáp biển và 3 mặt giáp sông, có 54 km bờ biển và vùng biển rộng hàng ngàn km2, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh; là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng; có 5 cửa sông thuận lợi cho tàu thuyền ra vào đánh bắt hải sản, vận tải, trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước.
Dọc khu vực biên giới biển Thái Bình bao gồm 14 xã, thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải với diện tích đất tự nhiên trên 10 nghìn héc ta, có 25.243 hộ với 92.461 khẩu; trong đó có 11.471 tín đồ tôn giáo (Tín đồ Phật giáo và Công giáo), có 3 nhà thờ xứ, 19 nhà thờ họ..
Toàn tuyến khu vực vùng biển Thái Bình có 69 di tích, trong đó có 22/69 di tích hàng năm tổ chức lễ hội. Một số lễ hội đã trở thành hội vùng, tiểu vùng như lễ hội Đền Chòi (xãThụy Trường), lễ hội Miếu Ba Thôn (xã Thụy Hải), hội Đền Cửa Lân (xã Đông Minh), lễ hội Cầu ngư (Múa ông Đùng, bà Đà) ở xã Quang Lang, xã Thụy Hải, hội bơi chải ở Diêm Điền, Vật cầu ở Bạch Đằng xã Thái Thượng...
Việc tổ chức lễ hội hàng năm đều tuân thủ theo đúng Quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hàng năm cứ vào dịp này (tháng 12), ở thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, cánh đồng hoa cải lại nở rộ. Sắc vàng trải dài tới tận triền đê đã trở thành nơi thu hút rất nhiều du khách đến thưởng ngoạn...
Nằm sát triền đê cạnh sông Hồng, cánh đồng hoa khiến cho du khách như đi lạc vào cõi mơ với sự yên ả của chốn quê thanh bình. Theo người dân nơi đây, xuất phát từ việc người dân trồng hoa cải để kiếm thêm thu nhập mà không ai bảo ai, cách đây mấy năm mọi người thi nhau trồng. Sau vụ cấy người dân lại rủ nhau gieo hạt, sau khoảng 2 tháng thì cải ra hoa, cứ như vậy loài hoa này lại thu hút du khách.
"Viên ngọc xanh" giữa đồng bằng Bắc Bộ
Dọc đường bờ biển từ Móng Cái đến Thừa Thiên - Huế, có vô vàn địa điểm nghỉ dưỡng, nhưng không nơi nào có khu rừng ngập mặn đa dạng sinh học, khung cảnh hoang sơ như ở Thái Bình.
Nhìn từ xa, Cồn Đen hiện lên như một tấm thảm được dệt bằng vô vàn cây xanh. |
Cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, cách Thị trấn Diêm Điền 15 km và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây là Cồn Đen- kho báu giữa đồng bằng sông Hồng.
Cồn Đen nằm trong khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004). Đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.
Nhìn từ xa, Cồn Đen hiện lên như một tấm thảm được dệt bằng vô vàn cây xanh. Chạy dọc theo cồn cát là dải thông xanh, phía bên trong là thảm thực vật nguyên sơ với hệ sinh thái rừng ngập mặt ven biển độc đáo.
Nơi đây hiện có khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước; nhiều loài chim quý hiếm được ghi trong Sách đỏ thế giới như: cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cà trắng bắc…
Rừng ngập mặn ở đây không chỉ là “bức tường xanh” bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão mà còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy hải sản phong phú cùng với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị kinh tế cao. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn lạ kỳ đối với cồn cát này.
Khu du lịch Cồn Đen hiện đang là điểm du lịch biển đặc sắc của tỉnh Thái Bình. Sở hữu viên ngọc xanh, Thái Bình đã chuyển hướng phát triển du lịch sinh thái, song song với bảo vệ môi trường bền vững để đạt mục tiêu kép, vừa khai thác du lịch hiệu quả, vừa giữ được thiên nhiên đa dạng.
Vũ Thư