Đó là những chia sẻ của Nguyễn Mai An, 25 tuổi, cô từng tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ ngành Giáo dục tại University College London - UCL, nhận bằng giỏi ngành Quan hệ quốc tế và bằng xuất sắc môn tiếng Trung bậc cử nhân ở Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (London School of Economics and Political Science - LSE). 

{keywords}

Nguyễn Mai An (25 tuổi) tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ ngành Giáo dục tại University College London

Giành điểm số cao, tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá

Các trường đại học danh giá ở Anh thường đưa ra yêu cầu bạn phải hoàn thành một trong các chương trình dự bị đại học, A-level, IB (bằng Tú tài quốc tế) hoặc có 1 năm học Đại học/Cao đẳng tại Việt Nam. “Mình chọn học 2 năm A-level (bậc học tương đương với THPT) trước khi nộp hồ sơ xét đại học tại Anh. Để tăng khả năng cạnh tranh mình đăng ký học 4 môn: Toán, Lịch sử, Chính trị, Kinh tế học”, Mai An kể. 

Khác với những trường ở Mỹ, khi nộp đơn xin học tại các trường đại học tại Anh bạn nên có định hướng trước về ngành và trường để sớm chuẩn bị hồ sơ. Lên kế hoạch từ trước nên ở bậc A-leveI, Mai An đã chọn những môn liên quan đến ngành học Quan hệ quốc tế và đặt mục tiêu phải giành điểm số cao nhất.

Tuy nhiên, Mai An cho rằng các bạn cũng nên cân nhắc khi chọn chương trình A-level vì khá khó và dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhưng lợi thế là kết quả A-level giúp bạn được cân nhắc và xem xét vào các trường đại có xếp hạng cao. Thường các trường top yêu cầu AAA, hoặc A*AA, nhưng cũng có trường chỉ yêu cầu AAB trong đó A là bạn phải đạt trên 80%, còn B thì trên 70%, và C, D sẽ thấp hơn nữa. Nhờ có mục tiêu, Mai An luôn nỗ lực và tốt nghiệp cả 4 môn đều đạt điểm tuyệt đối AAAA.

Bên cạnh thành tích học tập, các trường còn đánh giá qua các hoạt động ngoại khóa bạn tham gia.

“Mình đã tham gia các hội thảo thanh niên quốc tế tại Nga, Đài Loan. Đồng thời là thành viên tích cực trong Chương trình Thanh niên Việt Nam họp mô phỏng Liên hợp quốc (VYMUN)”.

Bài luận là điểm nhấn quan trọng

Tỷ lệ chọi xin học bổng các trường đại học hàng đầu rất cao, bài luận cá nhân sẽ là cơ hội để bạn tỏa sáng và khác biệt so với các “đối thủ” khác. Bài luận thường có yêu cầu không quá 4000 kí tự, bạn phải thể hiện được khả năng học tập cũng như các hoạt động một cách nổi bật nhất mới thuyết phục được ban tuyển sinh.

{keywords}

Đầu tiên hãy mở đầu bài luận gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Mở đầu bài luận, Mai An đã trích dẫn câu nói nổi tiếng của một nhà chiến lược quân sự gia của nước Ngô ngày xưa là Tôn Vũ: “Nghệ thuật tối cao của chiến tranh là khuất phục kẻ thù mà không cần phải chiến đấu” và đưa ra chứng minh bằng những trích dẫn lịch sử. Qua đó nói đến những lợi ích mà ngành Quan hệ quốc tế mang lại, cũng như cho Mai An động lực, sự yêu thích để theo đuổi lĩnh vực này, đề cập về lý do vì sao chọn ngành học đó, đam mê, hứng thú như thế nào.

Tiếp đến, trong bài luận Mai An chia sẻ về nền tảng học thuật, kiến thức học được ở bậc A-level sẽ giúp cho cô theo đuổi chương trình đại học như thế nào.

“Câu văn của bạn sẽ chỉ thật sự thuyết phục khi có dẫn chứng thực tế. Chẳng hạn qua môn Kinh tế giúp mình thấy được các chính sách kinh tế tác động như thế nào đến quan hệ các nước. Ví dụ cụ thể mình nêu ra là khi sang một quốc gia và chứng kiến các mặt hàng bị hạn chế như thế nào vì chính sách kinh tế”. 

Sau đó, Mai An nói thêm chủ đề bản thân yêu thích đối với ngành học là toàn cầu hoá. Bằng những kiến thức tìm hiểu được, cô phân tích tính hai mặt toàn cầu hóa mang lại. Qua việc xâu chuỗi những hoạt động ngoại khóa tham gia, kiến thức từ sách vở đã mang lại cho Mai An trải nghiệm gì, học cách tư duy phản biện ra sao.

Cuối cùng là phần bình luận ngắn tổng kết lại những ý chính trong bài luận và cam kết mình theo đuổi chương trình học, thể hiện quyết tâm cao của bản thân. Sau khi hoàn thiện bài luận cá nhân bạn nên đọc lại thật nhiều lần và nhờ thầy cô, bạn bè nhận xét, đánh giá thêm để khắc phục tồn tại.

Xin thư giới thiệu và hoàn thiện hồ sơ

{keywords}
 

Ngoài tập trung cho bài luận, theo Mai An, các ứng viên nên đồng thời chuẩn bị các yếu tố khác như xin thư giới thiệu, chứng chỉ IELTS tối thiểu đạt 7.0, bảng điểm A-level. Các bạn có thể xin thư giới thiệu từ giáo viên trực tiếp giảng dạy mình bậc A-level hay ở các chương trình theo học. Giảng viên sẽ căn cứ vào quá trình làm việc cùng rồi đưa ra đánh giá, nhận xét về bạn. Vì vậy, trong thời gian học bạn hãy cố gắng thể hiện thật tốt, chăm chỉ xây dựng bài để thầy cô ấn tượng hơn.

Sau khi hoàn thiện các yếu tố trên, các bạn có thể nộp hồ sơ dự tuyển qua UCAS (Universities and Colleges Admissions Service). UCAS là một tổ chức độc lập thực hiện chức năng điều hành quá trình nộp hồ sơ, kết nối học sinh toàn thế giới với tất cả các Đại học tại Anh và cung cấp một quy trình chuẩn để học sinh đăng ký theo học tại một trường bất kỳ. 

Ngọc Linh (ghi)

Tiến sĩ người Việt tại Úc chỉ các ‘cửa ải' khi học tiếng Anh

Tiến sĩ người Việt tại Úc chỉ các ‘cửa ải' khi học tiếng Anh

Năm 1996, khi bước chân vào đại học, tân sinh viên Nguyễn Văn Kiền mới học những từ tiếng Anh đầu tiên.  

Cô gái từ ‘phố núi’ tới đại học danh tiếng bậc nhất nước Anh

Cô gái từ ‘phố núi’ tới đại học danh tiếng bậc nhất nước Anh

Nguyễn Mai An sinh năm 1996, hiện là nghiên cứu sinh tại The Open University, Vương quốc Anh.