Thả lợn vào trang trại điện mặt trời để dọn cỏ
Không chỉ cừu mà lợn cũng được đưa vào các trang trại điện mặt trời để dọn cỏ xung quanh các tấm pin quang điện.
Tại Winchester, Virginia (Mỹ), lợn Kunekune là một phần của chiến lược quản lý thảm thực vật tại một dự án năng lượng mặt trời. Đây là sự hợp tác giữa các công ty Energy Support Services, DSD Renewables và Katahdin Acres.
Nhờ thả lợn vào trang trại điện, dự án đạt được mục tiêu kiểm soát thảm thực vật hiệu quả, tiết kiệm chi phí đáng kể và nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi. (Xem chi tiết)
Người dân Đà Nẵng chỉ mất 2 phút đổi pin xe điện, dễ như đổ xăng
Mô hình trạm hoán đổi pin xe điện hai bánh được khánh thành tại thành phố Đà Nẵng ngày 18/9. Mô hình này do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II phối hợp với Công ty Cổ phần Phương tiện điện thông minh Selex triển khai.
Nhiều hãng xe điện có thể dùng chung hạ tầng năng lượng này. Thay vì 3-8 tiếng chờ sạc, người dân chỉ mất khoảng 2 phút để đổi pin, dễ như đổ xăng. (Xem chi tiết)
Quảng Trị muốn bán tín chỉ carbon từ loài cỏ biển có tác dụng đặc biệt
Với vai trò đối với sinh thái và môi trường, cỏ biển được đánh giá có giá trị lên tới 212.000 USD/ha mỗi năm. Nhìn thấy tiềm năng to lớn này, Quảng Trị muốn nghiên cứu và khai thác tín chỉ carbon của các thảm cỏ biển.
Trao đổi với PV. VietNamNet về tiềm năng tín chỉ carbon, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị - cho biết, ngoài bán tín chỉ carbon từ rừng tự nhiên, địa phương này có thể khai thác tín chỉ carbon từ 26.000ha rừng trồng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và VFCS/PEFC.(Xem chi tiết)
Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả để bảo tồn tài nguyên năng lượng
Sáng 19/9, tại TP Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập siêu về năng lượng và ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu.
Sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện, bảo tồn nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. (Xem chi tiết)
Việt Nam - Singapore mở rộng hợp tác năng lượng sạch
Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore.
Tại hội nghị, hai bên thảo luận về phương hướng mở rộng hợp tác trong lĩnh năng lượng sạch, tầm quan trọng của các dự án phát triển điện gió, xây dựng lưới điện ASEAN, các giải pháp và thách thức Singapore phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi năng lượng, hướng tới nền kinh tế hydrogen. (Xem chi tiết)
Việt Nam có nên đánh thuế carbon?
Đang có những ý kiến trái chiều khi bàn chuyện Việt Nam có nên áp thuế carbon hay không.
TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính, cho hay, thuế carbon là loại thuế gián thu đã được triển khai ở nhiều quốc gia, góp vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, Việt Nam đang có nhiều loại thuế như thuế, phí bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt... hướng vào những hoạt động gây ra phát thải khí nhà kính, vì vậy chưa có ý định áp thuế carbon. Cần phải cân nhắc kỹ trước việc đưa ra sắc lệnh thuế để tránh tác động thuế chồng lên thuế”.
Trong khi đó, dẫn ý kiến của chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng “vào một thời điểm phù hợp, Việt Nam nên đánh thuế carbon”, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, phân tích: Về mặt kinh tế học, để cơ chế thị trường vận hành hiệu quả, thuế carbon là giải pháp tốt hạn chế phát thải. (Xem chi tiết)
Tua-bin điện gió chịu được bão, lý do khiến một số vẫn bị ảnh hưởng
Siêu bão Yagi có sức gió tàn phá khủng khiếp nhưng chỉ có một trang trại điện gió tại Trung Quốc bị ảnh hưởng. Nhiều cột trụ cánh quạt khổng lồ vẫn đứng vững sau bão.
Nguyên nhân thiệt hại do trang trại điện gió này không hoạt động thời điểm đó, đang trong quá trình nâng cấp thay thế 32 tua-bin gió nhỏ bằng 16 phiên bản lớn hơn, hiệu quả hơn và có khả năng chống bão.
Theo các chuyên gia, chính vì không hoạt động nên các trang trại điện gió này bị ảnh hưởng nghiêm trọng của bão. Các tua bin gió được thiết kế để triển khai trên toàn cầu ở những khu vực có tốc độ gió trung bình đến cao, chống chịu được những cơn bão. (Xem chi tiết)
Nhà để xe năng lượng mặt trời có sạc xe điện, chung cư nào cũng cần
Một công ty cung cấp hệ thống năng lượng tái tạo của Thụy Điển vừa giới thiệu ra thị trường mẫu nhà để xe bằng gỗ thông và mái che là tấm pin điện mặt trời. Toàn bộ hệ thống cột, khung đều làm từ gỗ thông sản xuất sẵn. Do làm bằng vật liệu gỗ nên lắp đặt nhanh hơn và tác động ít hơn tới môi trường.
Mỗi nhà để xe đều được trang bị giải pháp lưới điện siêu nhỏ (DC) tiên tiến, do DC Systems B.V phát triển. Giải pháp lưới điện siêu nhỏ cho phép lựa chọn giữa hoạt động ngoài lưới điện hoặc kết nối lưới điện. (Xem chi tiết)
Lắp điện mặt trời giữa rừng, cứu động vật hoang dã qua mùa hè
Những máy bơm chạy bằng năng lượng mặt trời bổ sung nước giúp động vật hoang dã vượt qua giai đoạn khó khăn của mùa hè. Những giếng khoan chạy bằng máy bơm năng lượng mặt trời này được lắp đặt thêm ở những khu vực có xu hướng thiếu nước nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc lắp đặt các máy bơm năng lượng mặt trời trong khu bảo tồn ghi nhận một số ý kiến trái chiều. Các nhà bảo tồn cho rằng điều này ảnh hưởng tới quần thể động vật hoang dã. (Xem chi tiết)
Nghe đài, sạc điện thoại trên núi nhờ lừa cõng pin năng lượng mặt trời
Ở trên núi cao xa xôi, cần sạc điện thoại di động, những người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách có điện. Họ buộc tấm pin năng lượng mặt trời vào những con lừa.
Hiệp hội chăn nuôi cừu và dê Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một dự án với một công ty năng lượng mặt trời tư nhân để cung cấp điện cho người chăn nuôi ở những vùng nông thôn. (Xem chi tiết)