Tôi ít khi viết bài chia sẻ gửi báo nhưng thấy chị em than thở nhiều về Tết, rằng họ phải lo toan mua sắm rồi cắm mặt vào bếp để phục vụ gia đình.... cứ như thể, chúng tôi chỉ là những kẻ vô tâm, vô dụng.

Thực ra, chúng tôi khổ hơn chị em nhiều.

Đầu tháng, tức là cách Tết rất nhiều ngày, vợ tôi đã hỏi lương thưởng được bao nhiêu? Nếu tôi nói không biết (mà thực tế là không biết thật vì làm gì có cơ quan nào thưởng Tết sớm thế) thì liên tiếp những ngày sau đó, câu hỏi được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong ngày.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Gần Tết, nếu lương thưởng của tôi cao, tôi sẽ lấy được nụ cười của vợ. Tuy nhiên, sau nụ cười ấy, vợ tôi sẽ tịch thu của tôi tới xu cuối cùng.

Nếu năm nào lương thưởng thấp, tôi sẽ bị tra tấn tinh thần với cường độ khủng khiếp. Nó dã man hơn lời thúc giục của lãnh đạo công ty mỗi khi dự án đến hạn chót gấp trăm lần.

“Không cần biết kiếm ở đâu, ông phải lo được bằng này tiền để tôi sắm Tết, ông phải lo được bằng kia tiền để tôi mừng tuổi...”, là những lời inh tai nhức óc bên chúng tôi suốt ngày suốt tháng cuối năm.

Đấy là chưa kể những khoản nợ cần trả, các bà vợ cũng réo tên chúng tôi, gây áp lực với chúng tôi khiến chúng tôi cảm thấy căng thẳng tột độ.

Lúc đi sắm Tết, các bà vợ cứ than thở rằng việc mua sắm vất vả, đường sá tắc nghẽn. Nhưng thử hỏi, có mấy bà vợ đi sắm Tết 1 mình? Hay các bà chỉ ngồi phía sau tay lái của chồng rồi chỉ đạo: đi chỗ này, đi chỗ kia, mua cái này, mua cái kia...?

Tết đến, các bà kêu khổ vì phải cắm mặt trong bếp phục vụ nhà chồng. Vậy các bà có nghĩ đến chúng tôi? Hay các bà nghĩ, chúng tôi chỉ ngồi tiếp khách là sung sướng? Nếu sung sướng, các bà cứ thử vào vai của chúng tôi một lần. Lúc đó, sẽ hiểu chúng tôi cũng không nhàn nhã gì.

Khách đến nhà mình, chúng tôi phải cười nói vui vẻ, rồi chúc mỗi người chén rượu, cốc bia cho năm mới tưng bừng. Sau đó, chúng tôi cũng phải chạy sô đến chúc Tết anh em, họ hàng.

Đến mỗi nơi, nếu chủ nhà mời rượu chúng tôi lại không dám từ chối. Vì nhiều người vẫn còn quan niệm, từ chối năm mới là mang lại xui xẻo cho chủ nhà.

Còn chuyện ăn nhậu liên miên mà các bà vợ vẫn lên án chúng tôi ngày Tết, xin thưa, nếu chồng các bà không được yêu quý, kính nể sẽ chẳng có ai đoái hoài, rủ rê anh ta đâu.

Lúc đó, có khi các bà lại ngồi trách móc, than phiền vì lấy phải người chồng kém cỏi, không biết xã giao, không được ai đoái hoài. Mà đã ngồi nhậu rồi, cánh đàn ông chúng tôi không hết mình thì lại bị nói không chân tình với mọi người.

Như vậy, để tiếp xong một cuộc nhậu, chúng tôi cũng vất vả và phải gồng mình rất nhiều.

Vợ con tâm lý, sau cuộc nhậu chăm sóc chúng tôi, bổi bổ cho chúng tôi bằng các loại đồ ăn nước uống để giải rượu. Sau đó, cho chúng tôi thời gian nghỉ ngơi thoải mái thì mới nhanh hồi phục sức khỏe. Còn không, chúng tôi cũng mệt mỏi vô cùng.

Vì thế, trước khi lên tiếng trách móc, than phiền vì bản thân phải chịu khổ, xin hãy nghĩ đến chúng tôi - những ông chồng cũng đang không sung sướng gì.

Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!
'Tết, sao cứ phải về quê?'

'Tết, sao cứ phải về quê?'

Đường về chật như nêm, giá tàu xe đắt đỏ. Cỗ Tết năm nào cũng dăm ba món ngán ngẩm, không hiểu tại sao người người, nhà nhà cứ đổ về quê?

Thành Vinh (Hải Phòng)