- "Cứ mỗi độ xuân về, mai, đào nở rộ, những tất bận lo toan của cuộc sống dường như được quên đi và thay vào đó là những phút giây ấm áp hạnh phúc của mỗi người bên bạn bè người thân. Cùng với đó là những lời chúc, ý thơ dành tặng nhau mỗi dịp xuân về" - bài dự thi của độc giả Nguyễn Văn Chiến.
Chắc hẳn ai ai cũng cảm nhận được sự ấm cúng của đêm 30 cả gia đình quây quần bên nhau chờ tiếng chuông đồng hô ngân vang báo thời khắc giao thừa, chia tay năm cũ đến với một năm mới với nhiều dự định mới, thành công mới trong cuộc sống.
Quê tôi là một miền quê nghèo trung du bắc bộ, nằm dọc hai bờ sông đáy, cái tết nơi đây đến một cách chậm rãi nhưng thật ấm cúng đối với từng gia đình từng thôn xóm. Nghèo mà, nên mọi người đều phải đi làm ăn kinh tế ngoại tỉnh, người thì đi làm xe ôm, người làm phu hồ, người thì buôn bán hàng dong trên thành phố…, họ đi làm với nỗi lo cơm áo gạo tiền, phụ giúp bố mẹ, phụ giúp gia đình, nuôi con, và nuôi chính bản thân mình.
Tết đến họ cố kiếm thêm chút tiền cho xuân thêm tươm tất, cho mâm ngũ quả thêm đẹp mắt và cho lũ trẻ nhỏ có được bộ quần áo mới để mặc chơi xuân.
Chợ tết quê tôi họp phiên ngày 26, ngày 28 và ngày 30 âm lịch, bắt đầu từ 26 phiên chợ dường như đông đúc hơn, các gian hàng được bày thêm nhiều đồ, trang trí đẹp mắt. đông đúc nhất là những hàng bán bánh kẹo, quần áo, sau đó là các ghánh hàng bán trầu cau, hàng bán chuối, bán bưởi, bán gà bán vịt…
Các ông đồ già thì ngồi cạnh nhau chờ người xin chữ, cùng với đó là sự xuất hiện của những cây quất, cành đào, những nụ tầm xuân đang đua nhau khoe sắc, mỗi cây mỗi vẻ nhưng đều khiến người xem biết một điều đó là : Xuân đang về. Không khí những phiên chợ tết vừa ồn ã vừa ấm áp, với những âm thanh hòa quện, người người nói chuyện, lũ gà vịt miệng kêu chí chóe, đâu có có tiếng trẻ em cười vui vì được mua quần áo mới.
Phiên chợ 26, thứ được bán nhiều nhất là lá dong, bởi đến ngày 27 các gia đình từ già trẻ, gái trai lại rục rịch cùng nhau gói những chiếc bánh chưng vuông vắn – một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiển lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Gói bánh chưng đã trở thành nét đẹp, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Phiên chợ 28 và 30 là phiên chợ tết đông nhất, bởi lẽ những người xa xứ đi làm ăn kinh tế trở về với gia đình, gom góp chắt nhặt từng đồng để có cái tết thêm đầy đủ, sum vầy.
Chiều 30 một phong tục không thể thiếu ở quê tôi là đi Tảo mộ. Tảo mộ để sửa sang mộ phần của người đã khuất và để cho con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà. Đây là một nét đẹp của truyền thống dân tộc, bày tỏ lòng thành kính thiêng liêng của con cháu đối với tổ tiên và những người đã khuất.
Các đại gia đình dẫn đầu là trưởng chi cùng anh em con cháu mang hương hoa đi đến mộ phần dòng họ làm vệ sinh nhặt cỏ cho từng mộ, thắp nén hương mời tổ tiên… về chung vui ăn tết với gia đình. Những ngôi mộ vô danh quanh năm không có một nén hương vậy mà vào ngày tết khi những gia đình đi tảo mộ dù rằng không thân thích nhưng vẫn không quên thắp cho họ một nén hương, thể hiện tình người, ấm áp cõi âm.
Đêm 30, một mâm cỗ đầy thắp mời tổ tiên, từng gia đình quây quần bên nhau đợi thời khắc giao thừa, ngồi bên nhau bật ti vi nghe Chủ Tịch nước chúc tết, rồi dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, bố mẹ mừng tuổi con cái, con cái mưng tuổi lại bố mẹ lấy lộc đầu xuân. Sau đó là truyền thống khai bút, một chiếc bút mới và một tờ giấy trắng mỗi người viết một chữ với ý nghĩa mong sao cho sang năm mọi chuyện thuận lợi thành công…
Theo phong tục, sáng mồng một tết cha mẹ, mồng hai họ hàng, mồng ba bạn bè thầy cô, nhưng bây giờ tết quê chỉ vỏn vẹn hai ngày mồng 1 và 2. đến ngày mồng 3 mọi người ai nấy đã phải tiếp tục mưu sinh tiếp tục lo toan cơm ăn áo mặc.
Người lớn thì vậy, còn trẻ nhỏ vẫn được hưởng vui trọn vẹn ngày tết, với những hội xuân, với những trò chơi xuân trúng thưởng như: Ném bóng, đập niêu, bịt mắt bắt dê… Các cụ già thì đi lễ đình lễ chùa chiền cầu mong cho con cháu được bình an, lộc phúc đầy nhà…
Tết quê là thế, nhưng với những ai xa xứ cứ mỗi độ xuân về chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ đến tết được cùng gia đình quây quần bên nhau đón thời khắc giao thừa.
Nguyễn Văn Chiến
Chắc hẳn ai ai cũng cảm nhận được sự ấm cúng của đêm 30 cả gia đình quây quần bên nhau chờ tiếng chuông đồng hô ngân vang báo thời khắc giao thừa, chia tay năm cũ đến với một năm mới với nhiều dự định mới, thành công mới trong cuộc sống.
Quê tôi là một miền quê nghèo trung du bắc bộ, nằm dọc hai bờ sông đáy, cái tết nơi đây đến một cách chậm rãi nhưng thật ấm cúng đối với từng gia đình từng thôn xóm. Nghèo mà, nên mọi người đều phải đi làm ăn kinh tế ngoại tỉnh, người thì đi làm xe ôm, người làm phu hồ, người thì buôn bán hàng dong trên thành phố…, họ đi làm với nỗi lo cơm áo gạo tiền, phụ giúp bố mẹ, phụ giúp gia đình, nuôi con, và nuôi chính bản thân mình.
Tết đến họ cố kiếm thêm chút tiền cho xuân thêm tươm tất, cho mâm ngũ quả thêm đẹp mắt và cho lũ trẻ nhỏ có được bộ quần áo mới để mặc chơi xuân.
Chợ tết quê tôi họp phiên ngày 26, ngày 28 và ngày 30 âm lịch, bắt đầu từ 26 phiên chợ dường như đông đúc hơn, các gian hàng được bày thêm nhiều đồ, trang trí đẹp mắt. đông đúc nhất là những hàng bán bánh kẹo, quần áo, sau đó là các ghánh hàng bán trầu cau, hàng bán chuối, bán bưởi, bán gà bán vịt…
Các ông đồ già thì ngồi cạnh nhau chờ người xin chữ, cùng với đó là sự xuất hiện của những cây quất, cành đào, những nụ tầm xuân đang đua nhau khoe sắc, mỗi cây mỗi vẻ nhưng đều khiến người xem biết một điều đó là : Xuân đang về. Không khí những phiên chợ tết vừa ồn ã vừa ấm áp, với những âm thanh hòa quện, người người nói chuyện, lũ gà vịt miệng kêu chí chóe, đâu có có tiếng trẻ em cười vui vì được mua quần áo mới.
Phiên chợ 26, thứ được bán nhiều nhất là lá dong, bởi đến ngày 27 các gia đình từ già trẻ, gái trai lại rục rịch cùng nhau gói những chiếc bánh chưng vuông vắn – một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiển lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Gói bánh chưng đã trở thành nét đẹp, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Phiên chợ 28 và 30 là phiên chợ tết đông nhất, bởi lẽ những người xa xứ đi làm ăn kinh tế trở về với gia đình, gom góp chắt nhặt từng đồng để có cái tết thêm đầy đủ, sum vầy.
Chiều 30 một phong tục không thể thiếu ở quê tôi là đi Tảo mộ. Tảo mộ để sửa sang mộ phần của người đã khuất và để cho con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà. Đây là một nét đẹp của truyền thống dân tộc, bày tỏ lòng thành kính thiêng liêng của con cháu đối với tổ tiên và những người đã khuất.
Các đại gia đình dẫn đầu là trưởng chi cùng anh em con cháu mang hương hoa đi đến mộ phần dòng họ làm vệ sinh nhặt cỏ cho từng mộ, thắp nén hương mời tổ tiên… về chung vui ăn tết với gia đình. Những ngôi mộ vô danh quanh năm không có một nén hương vậy mà vào ngày tết khi những gia đình đi tảo mộ dù rằng không thân thích nhưng vẫn không quên thắp cho họ một nén hương, thể hiện tình người, ấm áp cõi âm.
Đêm 30, một mâm cỗ đầy thắp mời tổ tiên, từng gia đình quây quần bên nhau đợi thời khắc giao thừa, ngồi bên nhau bật ti vi nghe Chủ Tịch nước chúc tết, rồi dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, bố mẹ mừng tuổi con cái, con cái mưng tuổi lại bố mẹ lấy lộc đầu xuân. Sau đó là truyền thống khai bút, một chiếc bút mới và một tờ giấy trắng mỗi người viết một chữ với ý nghĩa mong sao cho sang năm mọi chuyện thuận lợi thành công…
Theo phong tục, sáng mồng một tết cha mẹ, mồng hai họ hàng, mồng ba bạn bè thầy cô, nhưng bây giờ tết quê chỉ vỏn vẹn hai ngày mồng 1 và 2. đến ngày mồng 3 mọi người ai nấy đã phải tiếp tục mưu sinh tiếp tục lo toan cơm ăn áo mặc.
Người lớn thì vậy, còn trẻ nhỏ vẫn được hưởng vui trọn vẹn ngày tết, với những hội xuân, với những trò chơi xuân trúng thưởng như: Ném bóng, đập niêu, bịt mắt bắt dê… Các cụ già thì đi lễ đình lễ chùa chiền cầu mong cho con cháu được bình an, lộc phúc đầy nhà…
Tết quê là thế, nhưng với những ai xa xứ cứ mỗi độ xuân về chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ đến tết được cùng gia đình quây quần bên nhau đón thời khắc giao thừa.
Nguyễn Văn Chiến