Mới đây một tên miền .eth đã được bán với mức giá kỷ lục khi đắt ngang ngửa một căn hộ chung cư cao cấp ở Hà Nội. Cụ thể tên miền 555.eth đã được bán đấu giá thành công trên sàn giao dịch OpenSea với mức giá 55,5 ETH – tương đương hơn 160.000 USD – trở thành một trong những tên miền .eth đắt đỏ nhất từ trước đến nay.
Nếu các website thông thường cần tên miền để người dùng có thể dễ dàng truy cập hơn, điều tương tự cũng xuất hiện trong thế giới blockchain với dịch vụ Ethereum Nam Serive (ENS), được sử dụng để cung cấp tên miền .eth giúp ánh xạ địa chỉ của các tài khoản Ethereum.
Thông thường địa chỉ của các tài khoản Ethereum hoặc ví Ethereum là một chuỗi hệ số dài bắt đầu bằng ký tự "0x". Chúng rất phức tạp và khó nhớ. Với dịch vụ ENS, chúng ta có thể đổi bất kỳ địa chỉ nào sang một địa chỉ dễ nhớ hơn, ví dụ "barmstrong.eth" của CEO sàn Coinbase Brian Armstrong hay vitalik.eth của người sáng lập Ethereum Vitalik Buterin. Đặc biệt, do được xây dựng trên nền tảng Ethereum, hệ thống này có thể phân tán và mở rộng trên mạng lưới blockchain này.
Một nhà sưu tầm người Trung Quốc tuyên bố đã mua lại tên miền đắt đỏ này cho vui giữa lúc cơn sốt mua các tên miền ENS dạng 3 chữ số đang diễn ra. Trong khi xu hướng NFT đang có dấu hiệu thoái trào, cơn sốt tên miền ENS dạng 3 chữ số đang lên ngôi với hàng loạt nhà đầu tư nhảy vào lĩnh vực mới này.
Hiện tại những người sưu tập NFT đang nắm giữ các tên miền ENS dạng 4 chữ số đang trở thành một phần của nhóm "Câu lạc bộ 10k" – một câu lạc bộ những người nắm giữ các tên miền ENS từ 0 đến 9999. Xu hướng này đã khiến khối lượng giao dịch thứ cấp dành cho các tên miền ENS tăng đột biến vào tuần trước. Riêng trong ngày 28 tháng Tư vừa qua, khối lượng giao dịch đã vươn lên đến mức cao kỷ lục 2,8 triệu USD.
Số lượng tên miền đăng ký mới cũng tăng đột biến trong tháng Tư này. Theo Dune, đã có hơn 139.000 địa chỉ mới được đăng ký trong tháng Tư, mức tăng đáng kể so với con số 66.900 địa chỉ mới được đăng ký trong tháng Một năm nay.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Cha đẻ Ethereum nói mua NFT như cờ bạc
Vitalik Buterin từng so sánh NFT với trò cờ bạc. Ông cho rằng bản thân không ghét NFT, nhưng những bộ sưu tập phải có giá trị thật.