1. Tên gọi nào được dùng cho 11 huyện trên cả nước?

  • Cao Lãnh
    0%
  • Châu Thành
    0%
  • Đức Hòa
    0%
  • Cần Đước
    0%
Chính xác

Châu Thành là tên được sử dụng phổ biến nhất cả nước, được đặt cho 11 huyện. Hiện 10 tỉnh có huyện Châu Thành bao gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh.

Đặc biệt, phần lớn các tỉnh này đều thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Tên gọi này có thể hiểu là gì?

  • Tòa thành có nhiều châu báu
    0%
  • Vùng đất có vị trí quan trọng
    0%
  • Trung tâm của đất nước
    0%
  • Thủ phủ của tỉnh
    0%
Chính xác

“Châu thành” là danh từ chung để chỉ thủ phủ của một tỉnh. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng “châu thành” còn được dùng để gọi những nơi dân cư đông đúc, có nhiều phố phường.

Trong văn học dân gian Nam Bộ, từ “châu thành” cũng xuất hiện nhiều lần với nghĩa nơi phố xá, văn minh, ví dụ: “Đất châu thành nam thanh nữ tú/Trong vườn thú đủ các thứ chim”.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi, từ “châu thành” xuất hiện muộn nhất vào năm 1859, khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định. Thời điểm đó, dân gian lưu truyền câu ca giao: “Giặc Lang-sa đánh tới châu thành/ Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em”.

3. Tỉnh nào có tới 2 huyện mang tên Châu Thành?

  • Hậu Giang
    0%
  • Long An
    0%
  • Cần Thơ
    0%
  • Bến Tre
    0%
Chính xác

Tỉnh Hậu Giang hiện có 2 huyện với tên Châu Thành và Châu Thành A. Vì vậy, Việt Nam có 10 tỉnh sở hữu địa danh Châu Thành nhưng tồn tại 11 huyện Châu Thành.

4. Tỉnh nào sở hữu địa danh Châu Thành và tiếp giáp với vịnh Thái Lan?

  • Cà Mau
    0%
  • Kiên Giang
    0%
  • An Giang
    0%
  • Hậu Giang
    0%
Chính xác

Việt Nam có 2 tỉnh tiếp giáp vịnh Thái Lan, bao gồm Kiên Giang và Cà Mau. Trong đó, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang nằm sát sông Cái Lớn, đổ ra vịnh Thái Lan ở cửa Rạch Giá.

5. Từ “châu thành” được thực dân Pháp dùng đặt tên cho các địa phương tại Nam Bộ từ bao giờ?

  • 1800
    0%
  • 1867
    0%
  • 1901
    0%
  • 1946
    0%
Chính xác

Theo bài “Địa danh Châu Thành” đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (số 3/2009), sau khi chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, tháng 6/1867, thực dân Pháp quyết định chia Nam Kỳ Lục tỉnh thành 24 hạt tham biện. Trong đó, lỵ sở của hạt gọi là châu thành và đóng vai trò như trung tâm hành chính của hạt. Ví dụ, tỉnh Sài Gòn có các châu thành bao gồm Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giuộc,…