- Hiện tượng nói lắp thường gặp ở các em nhỏ độ tuổi mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, không ít người lớn cũng mắc tật này. Nói lắp có chữa được hay không?
Ngay cả khi nói hoặc hỏi những câu đơn giản cũng khiến họ cảm thấy căng thẳng và gặp nhiều trở ngại để có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Khi giao tiếp như vậy, không những bản thân người mắc cảm thấy tự ti và khó hòa nhập, mà kể cả những người xung quanh cũng có thể cười nhạo họ hoặc ngại giao tiếp với họ vì quá mất thời gian.
Do đó, nói lắp ở người lớn không phải là một căn bệnh gây chết người nhưng gây ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề ở người bị nói lắp. Họ có thể bị xem là những kẻ ngốc hay bị chê cười, nhạo báng. Người bệnh nói lắp luôn mong muốn một ngày mọi người có thể hiểu và chấp nhận họ, ngày mà họ không phải che giấu những khuyết tật của mình, không bị kì thị, không bị lôi ra làm trò đùa. Mong muốn chữa được tật nói lắp đó có thành hay không?
Ngày nay có đến hơn 200 liệu pháp chữa nói lắp ở người lớn như dùng thuật thôi miên, luyện nói, châm cứu, các bài tập thở, đến các loại thuốc Đông y và Tây y... hứa hẹn sẽ chữa khỏi tật nói lắp này chỉ trong vòng nửa tháng, tháng.
Tuy nhiên theo những chuyên gia nổi tiếng về chữa nói lắp thì chúng ta không nên tin vào những điều hứa hẹn này và có khả năng, sau khi tốn một khoảng tiền lớn vào những liệu pháp này, người nói lắp có thể nói trôi chảy hơn thật nhưng kết quả này sẽ không kéo dài được lâu lâu, việc bị lại là điều dễ xảy ra.
Thực chất tật nói lắp chỉ có thể chữa được trong điều kiện giao tiếp bình thường và đòi hỏi phải có thời gian cũng như sự kiên trì. Một phương pháp đơn giản có thể tham khảo là sử dụng sự đồng bộ giữa lời nói với những chuyển động của ngón tay điều khiển cho phép lời nói dễ dàng thoát ra và trôi chảy hơn. Cách này không những giúp người bệnh nói lắp dần khắc phục được sự ngập ngừng, giữ được tiết tấu mà còn thiết lập được cả ngữ điệu đã bị phá vỡ.
Tiếp theo đó là những bài tập luyện kỹ năng phát âm ở điều kiện thực tế như trong một cuộc giao dịch ở một cửa hàng, hay trong một cuộc họp, giao tiếp với người lạ,... Và cuối cùng những người nói lắp đã tìm thấy được bầu trời mơ ước của họ. Việc giao tiếp của họ đã trở nên tự nhiên hơn như hít thở khí trời vậy.
Ngoài ra, người bị nói lắp nên tăng cường rèn luyện kỹ năng nói, kiên nhẫn rèn thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày dành từ 50 đến 60 phút để tập đọc và tập nói. Cần đọc thong thả, rõ từng chữ và lưu loát. Ban đầu tập một mình, sau đó có thêm người thân để bớt cảm giác xấu hổ, lo sợ khi nói trước mặt người khác. Nên nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần phải tập tính tự tin trước đám đông, không nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc.
Có thể nói, việc chữa tật nói lắp là có khả thi. Tuy nhiên, người mắc tật này cần phải kiên trì và luyện tập hàng ngày trong một thời gian dài mới có thể tìm thấy được kết quả mong muốn.
Ngọc Lan (tổng hợp)
Cách điều trị tật nói lắp ở người lớn tại nhà
Tật nói lắp ở người lớn thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ở trẻ em, tuy nhiên khó điều trị hơn nhiều.
Tật nói lắp của trẻ có cần điều trị không?
Bài báo được xuất bản cách đây vài năm tại Mỹ đã gây chú ý bởi nó chỉ ra rằng, trẻ em không cần bất cứ loại điều trị nào mà tật nói lắp sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.
Tật nói lắp ở trẻ và cách khắc phục
Ngay từ khi trẻ có dấu hiệu nói lắp, bạn cần có biện pháp rèn luyện, giúp trẻ sửa tật này.