Tấp nập chợ lá mùng 5

{keywords}
 

 

{keywords}
Ảnh:Cứ đến gần ngày mùng 5/5 âm lịch, bà Lê Thị Mai (thôn Trà Đóa, xã Bình Đào, Thăng Bình) lại lên đường thu thập các loại lá. “Tôi thường theo mấy người quen lên vùng núi Hiệp Đức, Phước Sơn (Quảng Nam) để tìm lá thuốc. Nhiều loại quen thuộc thì mình trồng sẵn trong vườn nhà, còn như cây hoàng thám quân thì chỉ riêng thôn Trà Đóa tôi mới có. Việc tuy vất vả nhưng bù lại cũng có thêm thu nhập, mỗi ngày tụi tôi kiếm về chừng 200-300 ngàn đồng”, bà Mai cho biết

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Lá mùng năm có giá từ vài ngàn đồng/bó, đối với loại khó kiếm hơn phải đi vào rừng sâu mới có thì giá từ 15-30 ngàn đồng/bó. Theo những người bán lá cho biết, lá này chỉ có giá trị dịp mùng 5/5 âm lịch nếu qua đợt thì hết giá trị. Cách phối lá uống trị theo bệnh cũng có kinh nghiệm riêng, nên nhiều người không biết thường nhờ người bán chọn lựa giúp

 

{keywords}
Tại nhiều chợ, người bán lá rất đông và người mua cũng rộn ràng đi lại. Bà Trần Thị Hồng (người dân Hội An) cho biết, theo kinh nghiệm dân gian lá mùng 5 phơi đúng 12 giờ (chính Ngọ) ngày mùng 5 thì mới có tác dụng chữa bệnh. “Năm nào cũng vậy, sáng sớm ngày mùng 5 tôi đã chặt nhỏ và đúng giờ Ngọ trời nắng gắt đưa ra phơi, đây là thời điểm dương khí mạnh nhất, có được tinh túy của đất trời nên có công dụng chữa được nhiều loại bệnh”, bà Hồng nói

 

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Lịch (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) làm nghề hái lá mùng 5 đã hơn 50 năm cho biết, từ nhỏ bà đã theo mẹ đi hái lá, rồi làm cho đến giờ. Bình thường bà làm đủ việc, nhưng cứ đến dịp mùng 5 lại gác tất cả rồi lao đi tìm lá. Một số loại dễ trồng thì bà thu thập về trồng đầy vườn, còn các loại khó trồng thì phải tìm kiếm ở các vùng bụi rậm hoặc lên rừng, núi mới có. “Nghề này tuy vất vả nhưng mình làm riết rồi lại nghiện, cứ đến mùng 5 là nhất định phải hái lá bán. Nó cũng như một phong tục dân gian cha truyền con nối đời đời, một nét đẹp dân gian mỗi năm lại có vào mùng 5/5 của xứ Quảng mình”, bà Lịch chia sẻ

 

{keywords}
Cứ đến dịp này, các mẹ các bà lại sắm cho mình những túi xách lớn hay “bao tời” rồi đi quanh chợ tìm kiếm cho bằng đủ những loại lá cần thiết. Có người mua vài chục, có người lại mua lên đến vài trăm. Theo họ mỗi năm chỉ có một lần tết Đoan Ngọ, nên phải mua cho đủ rồi phơi khô để dành uống

 

{keywords}
Tục hái lá thuốc mùng 5 như nhắc nhở bằng hình thức linh thiêng để mọi người lưu ý hái một ít lá cây - vị thuốc có sẵn để dùng khi cần thiết. Nước lá mồng 5 là loại nước uống truyền thống cần được lưu ý, nghiên cứu, bảo tồn

(Theo Dân trí)