Hóa rác thành chú rùa khổng lồ

Có dịp đến với biển Bãi Ông, Cù Lào Chàm, bạn sẽ bắt gặp một chú rùa biển khổng lồ, nằm phơi mình dưới những rặng dừa ngút mắt, đầu vươn về phía biển. Với chiều dài đến 4m - rộng gần 3,5m, chú rùa biển được tạo thành từ bộ khung thép, đầu và các chi được quấn các loại rác thải thường gặp trên biển như dây thừng, lưới cũ.

Mỗi ngày, Cù Lao Chàm đón lượng khách tấp nập đến từ trong nước lẫn quốc tế, đi cùng với đó là vô số bao nilon, rác thải mà họ để lại. Chúng không những gây mất mỹ quan của một trong những điểm đến được mệnh danh là “thiên đường nghỉ dưỡng” ở miền Trung, mà còn đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực.

Thực trạng này là động lực thôi thúc anh Phan Tuấn Quốc cùng các cộng sự đến từ nhóm Mekongaholics và cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm lên ý tưởng thiết kế, gia công và lắp đặt mô hình rùa biển vào tháng 7/2019. Mô hình đã đạt giải nhất cuộc thi “Nghệ thuật tái chế” trong khuôn khổ chương trình “Thúc đẩy sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO và Coca-Cola phối hợp tổ chức.

{keywords}
Sáng kiến “Thúc đẩy sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức.

Biến rác thành tiền

Sẽ thật thiếu sót khi nói đến những giải pháp xử lý rác có tính ứng dụng cao mà không nhắc đến những chai gạch sinh thái - Ecobrick - của chị em phụ nữ phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Dưới sự hỗ trợ của dự án PAN (Plastic Action Network), Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa được xây dựng bởi trung tâm hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) và Coca-Cola Việt Nam, Hội phụ nữ phường Hà Trung đã huy động phụ nữ của toàn thành phố đến từng hộ gia đình vận động, thu gom từng vỏ lon bia, từng bìa giấy, chai nhựa nhỏ để tái chế thành gạch nhựa dùng xây dựng các công trình công ích tại địa phương. Không chỉ ngăn rác thải ra môi trường, sáng kiến này còn góp phần tạo thêm thu nhập cho các thành viên tham gia.

“Chúng tôi không làm công việc âm thầm, chúng tôi tổ chức thu gom và phân loại trực tiếp ở khu vực công cộng để nhiều người biết đến. Ban đầu họ tò mò, sau đó thấy ý nghĩa. Họ tham gia và đóng góp rác tái chế vào chương trình để cùng lan tỏa nhiều hành động tích cực đến cộng đồng. Đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức”, chị Đào Thị Huyền - Chủ tịch Hội phụ nữ phường Hà Trung, TP. Hạ Long bày tỏ.

Đưa rác vào cảm hứng sáng tạo

“Xà phòng Xanh không đơn thuần chỉ là một dự án tạo ra những miếng xà phòng an toàn cho người sử dụng lẫn môi trường. Chúng em còn có một mong muốn xa hơn: Đó chính là thay đổi ý thức của người dùng về xà phòng handmade, vốn là một thị trường gặp khó khăn trong khía cạnh giá cả”. Đây là những lời phát biểu đầy tự tin của em là Nguyễn Xuân Tùng, học sinh trường THPT chuyên Quốc Học Huế và là đại diện của dự án Xà phòng Xanh tại buổi hội thảo và triển lãm các ý tưởng thuộc dự án “Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Anh và Coca-Cola tổ chức.

Những buổi tập huấn từ chương trình đã tiếp thêm đam mê cho em, giúp em và các bạn xác định bản sắc riêng của mình và định hình lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Sau 3 tháng, sản phẩm từ nhóm học sinh trường Quốc học Huế đã nhận được hơn 100 đơn hàng từ hàng chục khách hàng cũng như những ý kiến đóng góp từ họ.

Những điều mà Tùng học được từ dự án cũng chính là mục đích của Hội đồng Anh và Coca-Cola khi tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng quản lý rác thải tại các trường trung học trên cả nước. Cụ thể, các khóa huấn luyện không chỉ trang bị cho các thầy cô giáo và các em học sinh kiến thức, kỹ năng về quản lý rác thải mà còn truyền cảm hứng về tinh thần công dân tích cực hướng tới sự phát triển bền vững.

{keywords}
Các bạn trẻ tham gia khóa tập huấn về môi trường do British Council và Coca-Cola tổ chức.

Điểm chung từ những câu chuyện “tái sinh” rác thải này là đều xuất phát từ chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” do Coca-Cola khởi xướng và hợp tác với các đối tác như UNESCO, GreenHub, Hội đồng Anh… triển khai. Chiến dịch thuộc định hướng phát triển bền vững của Coca-Cola tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải.

Riêng với chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải”, thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới đưa ra một mục tiêu táo bạo và đầy tham vọng: Đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom trở lại và tái chế. Chiến dịch dựa trên 3 trụ cột chính là Thiết kế, Thu gom và Hợp tác.

Ở phương diện thiết kế, Coca-Cola gần đây được biết đến là công ty nước giải khát đầu tiên sử dụng bao bì 100% nhựa tái chế tại thị trường Việt Nam, với sản phẩm nước đóng chai Dasani.

Trên phương diện thu gom, Coca-Cola là một trong những thành viên của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) nhằm chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam thông qua các hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom và tái chế rác thải.

Cuối cùng, với phương diện hợp tác, Coca-Cola cũng lựa chọn những đối tác uy tín, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng như UNESCO, GreenHub, Hội đồng Anh … để triển khai các dự án nhằm tạo môi trường xanh sạch, không rác thải. Các dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tái chế, tìm kiếm các sáng kiến xử lý rác thải…

{keywords}
Các hoạt động thu gom, tái sử dụng và tái chế luôn được Coca-Cola khuyến khích trong cộng đồng.

Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, hiện cả 3 phương diện đều đã mang về những kết quả đáng khích lệ, vượt ngoài mong đợi của doanh nghiệp khi phát động chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải”.

“Khi triển khai chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” tại Việt Nam, ngay chính bản thân chúng tôi cũng cảm thấy các mục tiêu khá thách thức. Nhưng tính đến giai đoạn hiện tại, chúng tôi có thể nói chiến dịch đã rất thành công, khi kêu gọi được sự chung tay của cả cộng động”, đại diện hãng đánh giá.

Tìm hiểu thêm về chiến dịch Vì một thế giới không rác thải tại: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam

Ngọc Minh